Banner Top

Đào Chí Trung: Người con út hy sinh lúc mới vừa 17 tuổi,

 
 

Ông Đào Văn Tần – Bà Lê Thị Cân và con trai út Đào Trí Trung (ảnh do gia đình nhân vật cung cấp)

1. Nhắc về mẹ, ông Ba Từ kể: "Má tôi làm công tác quân nhu giỏi, mà vận động quần chúng để nuôi quân và quyên góp mua vũ khí cũng giỏi". Rồi ông kể thêm, má Cân là người khéo tổ chức sản xuất, đời sống cho bộ đội. Ví dụ, mỗi khi anh em đi làm nhiệm vụ, bà luôn nhắc "Đánh chác xong rồi, nhớ lo dặm cù bắt chuột nghe". Ông còn nhớ rõ hình ảnh tuổi thơ có lần thấy bộ đội vác cả bao chuột đồng về, đổ ra đầy một chiếc nia lớn...

 

Hơn 20 năm chiến trường miền Nam ác liệt, má Cân đã vượt qua nhiều đợt chính quyền Sài Gòn truy sát tàn khốc cán bộ kháng chiến cũ; chung thủy chờ chồng, nuôi dạy và lần lượt tiễn từng đứa con vào quân giải phóng. Những năm 1955-1963, má là một trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trực tiếp tổ chức, chỉ huy đội quân tóc dài tại địa phương nhiều lượt đưa quân nhập thị, đấu tranh trực diện tại thị xã Cần Thơ, đồng thời động viên, dẫn dắt những người trong họ tộc tham gia cách mạng.

"Đầu năm 1965, Trung ương cục chỉ đạo Khu ủy Khu 9 (T3) tăng cường cho Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (T4) một lực lượng cán bộ gần 30 chi bộ có kinh nghiệm vận động quần chúng, từ Cần Thơ theo đường công khai lên Sài Gòn - Gia Định, góp phần xây dựng cơ sở trong nội thành. Các cán bộ được điều động, đi từ tháng 3-1965, kết thúc vào tháng 4-1966. Để bảo mật, cơ bản mỗi người được điều động phải tự tạo mối quan hệ, làm giấy tờ hợp pháp, qua mối quan hệ với quần chúng tốt, tìm mọi cách "nhập thị". Một ban cán sự Đảng của đoàn cán bộ tăng cường được thành lập, gồm 4 ủy viên - do đồng chí Công Dân làm bí thư, đồng chí Lê Thị Cân (Xuân) làm Phó bí thư.

Tháng 6-1966, đồng chí Công Dân bị bắt do chiêu hồi chỉ điểm; đồng chí Lê Thị Cân thay thế quyền trưởng ban cán sự, tiếp tục chỉ đạo các chi bộ thực hiện quy định: quần chúng hóa, hợp pháp hóa, nghề nghiệp hóa - chờ T3 bàn giao, T4 tiếp nhận, phân công, mới triển khai hoạt động."

Đó là đoạn trích từ Báo cáo quá trình xây dựng, hoạt động, chiến đấu của Tiểu đoàn biệt động Lê Thị Riêng (tiền thân là đơn vị Nữ biệt động nội thành Sài Gòn - Gia Định). Cũng theo báo cáo này, cuối quý II-1966, khi nhận bàn giao ban cán sự đoàn, đồng chí Lê Thị Riêng, thay mặt Thường vụ T4, thông báo giải thể ban cán sự, các chi bộ do tổ chức điều động bố trí... Má Cân được bố trí công tác, thuộc Đảng ủy 36 chợ Sài Gòn-Gia Định và Ban phụ vận T4.

Tháng 8 năm Mậu Thân 68, do chiêu hồi chỉ điểm, má Cân bị giặc bắt, tra khảo dã man để truy tìm cơ sở. Chúng còn khảo, bức cung ác liệt buộc má phải nhận Lê Hồng Quân (tên thật Đào Thị Huyền Nga, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn biệt động Lê Thị Riêng) là con, hầu truy tìm mạng lưới tổ chức cách mạng nội thành. Má vẫn vững vàng chịu đựng đòn tra...

Trận đánh đợt II Mậu Thân (tháng 5-1968), chị Lê Hồng Quân bị bắt sau khi tự nguyện "hút hỏa lực" về mình, dũng cảm chiến đấu, tự cắt bỏ bàn tay trái bị trúng đạn, gãy lủng lẳng, vướng víu... để tiếp tục chiến đấu trong khi toàn thân đã bị nhiều vết thương. Lúc bị địch giải vào khám, đi ngang một phòng giam, chị thảng thốt nhận ra bà Cân đang có mặt. Lúc ấy, chị không biết mẹ mình bị bắt từ bao giờ. Về sau mới hiểu, trước đó, trong kế hoạch ám sát một tên ác ôn, bà đã bị đồng đội phản bội, chỉ điểm... Trước khi giải má và chị qua các nhà lao Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, Hố Nai, rồi đưa ra cấm cố chuồng cọp Côn Đảo, chúng đã khảo cung, buộc hai người "nhìn" mẹ con. Cuộc đấu trí giữa hai mẹ con chị cùng bọn an ninh ác ôn, với phần thắng thuộc về hai người phụ nữ Tây Đô, người của dòng tộc họ Đào trên vùng quê Phú Thứ.

Tháng 3-1974, từ Côn Đảo được trao trả về Lộc Ninh, cơ thể chỉ còn lại chưa đầy 30 ký, má đã kiên trì luyện tập để phục hồi sức khỏe. Đến cuối 1974, tuy thể lực còn yếu, má Cân vẫn tình nguyện xin trở lại chiến trường Sài Gòn. Và, má đã có mặt trong đoàn quân tiến về giải phóng thành phố trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 lịch sử.

 

Bà Lê Thị Cân và con gái Lê Hồng Quân những ngày đầu sau giải phóng (ảnh do gia đình nhân vật cung cấp)

 

2. Hôm tôi đến thăm, chị Lê Hồng Quân đang ở trong mùng chăm sóc mẹ. Trên gương mặt má Cân dán chi chít những mảnh salonpas bé xíu. Thời gian trị liệu kéo dài hai tiếng đồng hồ, chị phải ngồi suốt bên mẹ, mỗi lần bà đưa tay khều gỡ các mảnh dán, chị nhanh nhẹn ôm giữ bàn tay bà, nói ngọt ngào "Ráng nhe má, chút xíu nữa là xong má hé...".

Qua vài lần chuyện trò với những người con của má, tôi còn được biết thêm: Thời kỳ quân quản, má hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị tại 2 địa bàn phức tạp: xã Tân Thới Nhất, ven sân bay Tân Sơn Nhất; và phường 18 vùng bến cảng Khánh Hội (Quận 4, TP Hồ Chí Minh). Đến cuối năm 1976, Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang (cũ) xin má trở về, bố trí công tác tại Ủy ban Thanh tra tỉnh. Bốn năm sau thì má nghỉ hưu...

Thật sự bất ngờ khi tôi được biết má là tác giả những câu thơ rắn rỏi mà giấu vào tim nhiều nước mắt:

Bão xoáy trên đường phố Sài Gòn

Cuốn vào tôi năm lần báo tử

Chồng con đi chiến trường không về nữa

Đau đớn dồn lên mỗi bước chân


Đứa con cuối cùng đi vào Mậu Thân

Tôi một mũi trong đoàn quân khởi nghĩa

Báo Sài Gòn đăng hình cô chiến sĩ

Gãy chân tay đẫm máu, giặc lôi đi


Trong bước chân có tiếng thầm thì

Con gái gọi vĩnh biệt tôi lần cuối

Tôi xông tới trong bom gầm đạn réo

Thay chồng con vào trận đánh hôm nay

Chị Hồng Quân cho biết, khi được trao trả về Lộc Ninh, má và chị đã từ chối ra miền Bắc chữa trị, ở lại miền Nam tự rèn luyện để phục hồi sức khỏe, mong ngày trở lại chiến trường. Trong lúc hai má con dìu nhau tập đi, má đã đọc cho chị nghe bài thơ ấy. Tôi hiểu, "cô chiến sĩ" trong thơ chính là chị chớ không ai. Nhưng còn những "năm lần báo tử"? Thì ra, đã ba lần má nghe tin báo tử từ chồng con ở phía "hậu phương lớn" xa xôi – nhưng tin ấy không chính xác. Còn hai lần khác thì đúng là sự thật.

Đào Chí Hiếu, người con trai thứ Tư của má, sinh năm 1943, là cán bộ đại đội, thuộc Tiểu đoàn 303 anh hùng, đã hy sinh năm 1964 tại Mương Điều (Kế Sách-Sóc Trăng) trong chuyến công tác vận động thanh niên tòng quân. Nghe kể, trước khi hy sinh không lâu, có lần về thăm nhà, anh Hiếu kể với má Cân là có người mẹ chiến sĩ tặng cho anh chiếc nhẫn của con gái và hứa gả con gái bà cho anh.

Đào Chí Trung, người con út, sinh năm 1951, hy sinh lúc mới vừa 17 tuổi, khi má Cân và chị Hồng Quân đang công tác tại Sài Gòn. Theo lời chị Hồng Quân, lúc một mực xin vào cùng đơn vị "để trả thù cho anh Tư", Chí Trung được Quân Khu chấp thuận, trở thành bộ đội của Tiểu đoàn 303. Rồi, trong một trận đánh không cân sức với địch, đơn vị Trung đã dũng cảm chiến đấu, nhiều đồng chí anh dũng hy sinh, trong đó có người em trai út giỏi giang, gan dạ, hăng say chiến đấu của mình...

(Còn tiếp)

Bài cuối: ĐỀN XẺO KÈ – MỘT ĐỊA CHỈ ĐỎ BỊ LÃNG QUÊN?

Theo baocantho

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

replica louis vuitton hobo imitaciones louis vuitton espana cartier love bracelet replica replica gucci shoes louis vuitton tasche gefalscht kaufen louis vuitton messenger bag replica fake bvlgari ring louis vuitton wallet replica Best faux Chanel bags hermes pas cher dior tasche replica van cleef replica gucci replica 1:1 Louis Vuitton Replica replica goyard gucci replica 1:1 replica chanel wallet juste un clou replica chanel imitazioni borse gucci imitazioni louis vuitton messenger bag replica louis vuitton artsy replica louis vuitton denim bag dupe hermes birkin replica imitazioni borse dior cartier bracelet replica chanel sunglasses replica chanel wallet replica louis vuitton backpack replica replica cartier love bracelet replique sac ysl van cleef replica chanel replica hermes birkin replica louboutin pas cher bolsos louis vuitton outlet Replica Gucci Belts replica goyard replique Sac Louis Vuitton chanel replica Louis Vuitton wallet copy replica gucci wallet knock off chanel bags Replica Gucci Belts Louis Vuitton replica chanel replica louis vuitton backpack replica gucci shoes replica fake louis vuitton wallet scarpe louis vuitton imitazioni