Banner Top

NHÀ VĂN ĐÀO VŨ(1927- 2006)

Tên trong giấy tờ do ông hộ lại lại trong làng đạt cho, khi làm giấy tờ khai sinh là Đào Văn Đạt. Đào Vũ là bút danh do ông tự đặt bằng cách ghép họ cha và họ mẹ mà thành. Sinh thành trong cái nôi nho học gia chinh, cụ nội, cụ ngoại và thân phụ ông đều là các thầy đồ nho nổi tiếng trong vùng. Vì có nhiều học trò đỗ đạt cao nên các môn sinh đã tự nguyện xây lăng để tỏ lòng biết ơn, trả nghĩa đối với thầy giáo cũ ở nhiều nơi nay còn lưu giữ.
 
Thời thuộc Pháp, từ những năm 1940, gia đình ông đã là một cơ sở của Việt Minh. Lớn lên trong một gia đình và môi trường như vậy nên Đào Vũ được học hành quy củ và cũng sớm được giác ngộ Cách mạng
 
Ngay từ những năm 1942 – 1943 ở tuổi vị thành niên, ông đã tham gia hoạt động bí mật, năm 1945 trong cao trào tổng khởi nghĩa ông đã tham gia lãnh đạo thanh niên xã, giành chính quyền ở địa phương, được bầu làm Chủ tịch ủy ban Cách mạng lâm thời ở xã. Anh ruột, anh rể của ông đều là cán bộ lão thành Cách mạng, tham gia Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên ngay từ những ngày đầu Cách mạng thắng lợi. Là một thanh niên có học lại nhiệt tình và năng nổ nên ông được lãnh đạo cơ sở Đảng địa phương giao nhiều công việc mới mẻ từ công tác vũ trang tuyên truyền của huyện, tỉnh đến công tác ở cơ quan Trung ương – Đào Vũ luôn hoàn thành chức trách được giao. Ông đã tham gia bộ chỉ huy bộ đội biên phòng. Sau thời kỳ làm công tác Hoa vận ở Nha Hoa kiều vụ trung ương, ông được giao chủ trì biên tập tổ chức việc ấn hành báo Việt Hoa
 
Năm 1947 ông được kết nạp Đảng , sau đó được cử sang du học ở Trung Quốc cùng một số anh chị em khác tại Học viện văn nghệ Trung Nam ở Vũ Hán Trung Quốc. Sau một thời gian dài công tác tại Việt Nam, Đào Vũ lại được cử sang Liên Xô học tập, tốt nghiệp Học viện Hàn lâm Khoa học xã hội (tại Maxcova)
 
Năm 1957 Đào Vũ được phân công về công tác ở Tạp chí Văn nghệ làm biên tập, phó Tổng biên tập rồi Q. Tổng biên tập. Từ đó cho đến lúc về hưu, ông gắn bó trọn đời mình với nghề văn. Bất kỳ ở đâu với chức trách nào ông chẳng bao giờ rời cây bút và góp phần xứng đáng vào sự hình thành nên văn học đương đại
 
Là một cong người quê nhãn Hưng Yên, Đào Vũ đã sống một cuộc đời thường như trăm ngàn người khác. Ông luôn tự nhủ mình phải sống cho ra sống, xứng đáng với truyền thống của quê hương, tổ tiên. Với tầm vóc cao to, với nụ cười hiền hậu, rộng mở, chan hòa, chân thực, ông luôn gây được thiện cảm với mọi người xung quanh. Ông cũng là người đa tài. Học thì ra học và làm thì ra làm, khi đã quyết thì phải làm cho bằng được. Ở cương vị phụ trách các đoàn văn công, ông tìm cách để khai thác tài năng của các diễn viên, nghệ sĩ. Hồi đầu Cách mạng tháng tám thành công, ông đã làm thơ, viết kịch. Nhiều người còn nhớ vai diễn của ông trong vở kịch “Nguyễn Trãi – Phi Khanh” và vở “Miếng phao câu…” đã gây ấn tượng sâu sắc trong khan giả Hưng Yên đến tận bây giờ. Ông giỏi đá cầu và có thành tích trong nhiều môn thể thao như cử tạ, xà đơn, xà kép. Ông thích ăn các món của quê hương chế biến từ các loại thủy sản ở vùng châu thổ sông Hồng
 
Trong giao tiếp, ông với gương mặt hiền hậu, nét nổi bật của con trai họ Đào, cử chỉ ý nhị, giọng nói đầm ấm, nhiều khi đùa vui dí dỏm có sự thu hút mạnh mẽ với người đối thoại. Nhà văn Phạm Đình Ân đã viết: “ Tôi kém tuổi anh khá nhiều nhưng từ lâu tôi đã coi anh như một người thầy, người anh cả, người bạn vong niên thân thiết. Tôi đã học tập được ở anh nhiều đức tính, kinh nghiệm và cách xử thế ở đời…” Nhà văn Đinh Quang Tốn đã viết: “Khi Đào Vũ đã trở thành nhà văn nổi tiếng thì tôi mới là cậu bé mười tuổi, khi ông về thăm trường cũ ở quê nhà. Tiếc rằng tôi không được gặp, chỉ nghe thầy giáo văn, chủ nhiệm kể lại mà đến nay hơn bốn chục năm, tôi vẫn còn nhớ, ấy là nhà văn Đào Vũ nói trong lời phát biểu: “Thưa các thầy giáo, cô giáo mới của tôi, các bạn học sinh mới của tôi”. Ông vẫn bé nhỏ như cậu học sinh khi trở về trường cũ. Qua đây ông đã dạy tôi bài học về sự khiêm tốn mà tôi đã tâm niệm mang theo cho đến tận hôm nay”.
 
Khái quát cuộc đời của Đào Vũ tám chụ năm qua chúng ta có đầy đủ bằng chứng để khẳng định ông là một con người có lối sống khiêm tốn, một đức tính cần cù, chăm chỉ, một sự nghiêm túc rất mực đối với xã hội cũng như đối với nghề nghiệp. Bài học lớn nhất dẫn đến thành đạt của Đào Vũ là sự gắn bó toàn tâm toàn ý với cuộc sống, thái độ thành thật của người làm chủ chứ không phải của người bàng quan đi dạo bên lề.
 
Cách đây vừa tròn một thập kỷ, ông đã bước vào tuổi cổ lai hy, con cháu muốn xin phép được tổ chức mừng thọ ông nhưng ông chần cừ và viện lý do để trì hoãn, khất lần để chờ bước vào ngưỡng đại thọ nhưng đế khi báo Văn nghệ và Hội nhà văn tổ chức thì ông hào hứng đón nhận ngay
 
Nhân dịp Đào Vũ tròn 70 tuổi nhà văn Nguyễn Đình Thi, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam đã chúc: “Hôm nay anh Đào Vũ vào câu lạc bộ cổ lai hy, xin chúc anh luôn khỏe và tiếp tục viết khỏe…”. Nhà văn Tô Hoài đã viết: “Nhà văn Đào Vũ là ai? Nhà văn ấy là thời đại, là tâm tư thời đại của mình đã kết tinh trong tư tưởng tác phẩm. Năm tháng qua đi, những sáng tác của Đào Vũ từng thời kỳ nối tiếp nhau, sức sáng tạo càng khúc chiết, càng tỏ rõ. Tiếng vang và ảnh hưởng tác phẩm của Đào Vũ trước sau một nhịp với thời đại…Đào Vũ, điển hình bước đường hình thành lớp nhà văn của thời đại và thế kỷ. Sự nghiệp của Đào Vũ đã định hình mà cảm tưởng tôi cứ man mác như sức trẻ”
Nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đã nói: “Anh Đào Vũ bước vào văn học như một tiền định. Ở lĩnh vực nào anh cũng có nghững tác phẩm đặc sắc được bạn đọc đón nhận rộng rã, nhiều tác phẩm đặc sắc được bạn đọc đón nhận rộng rãi, nhiều tác phẩm được trích giảng trong sách giáo khoa, và tên tuổi Đào Vũ trở nên thân thuộc với nhiều thế hệ thầy trò. Khâm phục về một sức viết đã đành, quan trọng hơn là cái khả năng thẩm thấu những mảng sống khác nhau, khả năng tái tạo những mẫu người muôn vẻ, xét cho cùng là tài hóa thân của tác giả. Anh có một vị trí xứng đáng trong văn học lịch sử Việt Nam hiện đại
 
Ngoài những nhận xét đánh giá bước đường sáng tác của nhà văn Đào Vũ của người lãnh đạo Đảng, Đoàn, Hội nêu trên, Đào Vũ còn được những lời chỉ bảo ân tình của những người đã dìu dắt hướng dẫn ông trên bước đường hoạt động Cách mạng. Đó là bác Học Phi(nguyên Chủ tịch tỉnh Hưng Yên ngay sau Cách mạng tháng tám thành công). Nhà văn, nhà soạn kịch Học Phi nói: “ Tôi thực lòng lấy làm vui, thấy như có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt một đời văn Đào Vũ. Với trên 50 năm cầm bút, với trên dưới 70 đầu sách đã cho in, lại mấy chục năm làm báo… một lòng, một dạ theo Đảng không để lại phía sau một sai sót gì đáng kể, không hề ngả nghiêng trước song gió, bão going…Đào Vũ đã thực sự kết tục và phát huy được truyền thống của các bậc đàn anh đi trước, tạo dựng cho mình một vị trí xứng đáng trong nền văn học hiện đại của ta”. Qua một đoạn văn ngắn gọn nhưng súc tích Lê Lựu đã đưa đến kết luận: “ Trong số các nhà văn nổi tiếng viết về nông thôn chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, Đào Vũ đã có một chỗ đứng vững chắc, không ai có thể thay thế”. Ngoài đề tài nông thôn, Đào Vũ còn viết hàng chục tác phẩm xuất sắc cho thiếu nhi như “Trăng rơi xuống giếng” ( được nhà xuất bản Kim Đồng tái bản nhiều lần), “Danh dự chúng em” được dịch ra tiếng Nga, tiếng Mônđavi. Truyện “Con voi dữ và chú nai con” được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung. “ Truyện cô bé bỗng trở nên xinh đẹp”, “Đội cầu gian truân” được Nhà xuất bản Giáo dục và UNICEF tái bản nhiều lần. Trong sáng tác thiếu nhi, Đào Vũ thiên về sự hiền hòa, ca ngợi. Tầng cảm xúc ấy tỏ ra đắc địa đối với mảng đề tài cho thiếu nhi
 
Đào Vũ còn nhiều đóng góp trong lĩnh vực dịch thuật. Hồi kháng chiến chống Pháp, sau hai năm ở Học viện Văn nghệ Trung Nam (Trung Quốc) đã giúp ông vốn hiểu biết sâu sắc về nền văn học nước bạn. Ông đã dịch nhiều tác phẩm của các nhà văn lớn Trung Quốc như là Ngụy Nguy, Mã Phong, Triệu Thu Lý, Đinh Linh, Mao Thuẫn, Liễu Thanh…
 
Đào Vũ không phải chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà báo. Trong làng báo, ông nổi tiếng là một người cẩn trọng, cẩn trọng tới mức chi ly, chi tiết. Cẩn trọng trong bài vở, chữ nghĩa, mi báo, minh họa cho đến kích cỡ, cho đến dấu chấm, dấu phảy. Nhưng phải nói thực lòng, ông thực sự có tâm huyết với sự nghiệp báo chí. Trong công tác chuyên môn ông chặt chẽ, khắt khe, với công việc phải rành mạch, rõ rang. Chính sự nghiêm túc của ông đã truyền lại cho cộng sự nhiều kinh nghiệm làm báo sâu sắc.
 
Đào Vũ có một trình độ học vấn cao, tiếp thu nền văn hóa Trung Hoa và Nga Xô viết… và chính điều đó giải thích vì sao ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam một khối lượng văn học lớn trên các lĩnh vực. Nhà văn Trần Bảo Hưng đã viết “ Với 80 năm tuổi đời, hơn 50 năm cầm bút, cần cù, kiên nhẫn và say mê sáng tạo, Đào Vũ đã có hơn 70 đầu sách bao quát trên nhiều lĩnh vực: tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, kịch, tiểu luận, hàng chục cuốn truyện viết cho thiếu nhi và hàng chục cuốn sách dịch
 
Trên báo Nông thôn ngày nay, trong bài “Một nhà văn vì nông thôn đã yên nghỉ” nhà văn Nguyễn Quang Thân đã viết: “Những nhà văn viết về nông thôn không nhiều, nay lại thêm một chỗ vắng… Từ năm 1960 với “Cái sân gạch” Đào Vũ mới được coi là một cây bút chuyên chú về nông thôn. Ông là nhà văn của thời cuộc”. “Cái sân gạch” ra đời kịp thời có thể làm cho nó lớn hơn kích thước vốn có. Đào Vũ đã dựng nên được một nhân vật khá điển hình, ít nhiều có tính chất dự báo và chân thực là lão Am, với những tâm tư khúc mắc điển hình, cả suy nghĩ và hành động. Có lẽ đây là chỗ được nhất của cuốn tiểu thuyết và nhà văn”.
Trong bài “Nhà văn Đào Vũ đã đi xa” nhà văn Đinh Quang Tốn đã khẳng định: “Hình tượng lão Am của Đào Vũ có giá trị dự báo những bước đi quanh co của nông thôn Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Dự báo đó còn sống mãi là do sự gắn bó toàn tâm toàn ý với cuộc sống của nhà văn. Bởi vì, một nhà văn vừa có tâm, vừa có tài thì có những điểm vượt qua được nhận thức hạn chế của mình
 
Những năm cuối đời, ông ấp ủ và trăn trở nhiều với tập tiểu thuyết “Sông Hồng nước đỏ” viết về quê hương Hưng Yên của ông từ thời kháng chiến chống Pháp mà nhân vật chính là anh hùng công an nhân dân Bùi Thị Cúc. Tiếc rằng, tập sách chưa kịp hoàn thành thì ông đã vội đi xa
 
Đài BBC đưa tin ngay hôm đó: “Nhà văn Đào Vũ, một trong những nhà văn kỳ cựu của dòng văn học “hiện thực xã hội chủ nghĩa” vừa qua đời”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính tay viết thư chia buồn và phu nhân của Đại tướng đích thân đem thư và vòng hoa đến viếng. Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam đã gửi thư chia buồn. Trong thư có đoạn viết: “Bà Hồng Hạnh kính mến, với lòng xót thương vô hạn khi biết phu quân của bà, nhà văn Đào Vũ đã qua đời. Cuộc đời và hoạt động xã hội của nhà văn đã gắn bó rất nhiều với đất nước chúng tôi. Những tác phẩm của nhà văn như Cái sân gạch, Vụ lúa chime… đã nổi tiếng ở Nga từ lâu và được các độc giả đánh giá xứng đáng. Hình ảnh trong sáng về nhà văn sống mãi trong trái tim chúng tôi” (V.Serafimov)
 
Đào Vũ đã được tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhì và nhiều Huân chương cao quí khác. Tên tuổi Đào Vũ đã được ghi vào từ điển Bách khoa toàn thư văn học thế giới. Trung Quốc cũng đưa tên và tác phẩm của Đào Vũ vào Đại từ điển Văn học nước ngoài (1998). Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã trao tặng ông phần thưởng xứng đáng: Giải thưởng nhà nước về văn học Nghệ thuật năm 2001 và nhiều giải thưởng khác…
 
ĐÀO TỨ
(Em trai nhà văn Đào Vũ)

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

replica louis vuitton hobo imitaciones louis vuitton espana cartier love bracelet replica replica gucci shoes louis vuitton tasche gefalscht kaufen louis vuitton messenger bag replica fake bvlgari ring louis vuitton wallet replica Best faux Chanel bags hermes pas cher dior tasche replica van cleef replica gucci replica 1:1 Louis Vuitton Replica replica goyard gucci replica 1:1 replica chanel wallet juste un clou replica chanel imitazioni borse gucci imitazioni louis vuitton messenger bag replica louis vuitton artsy replica louis vuitton denim bag dupe hermes birkin replica imitazioni borse dior cartier bracelet replica chanel sunglasses replica chanel wallet replica louis vuitton backpack replica replica cartier love bracelet replique sac ysl van cleef replica chanel replica hermes birkin replica louboutin pas cher bolsos louis vuitton outlet Replica Gucci Belts replica goyard replique Sac Louis Vuitton chanel replica Louis Vuitton wallet copy replica gucci wallet knock off chanel bags Replica Gucci Belts Louis Vuitton replica chanel replica louis vuitton backpack replica gucci shoes replica fake louis vuitton wallet scarpe louis vuitton imitazioni