Banner Top

Những vị Thành Hoàng - Người Họ Đào tại Thăng Long - Hà Nội

Một vấn đề đặt ra trong Giỗ Tổ là cụ Tổ chung của họ Đào là ai? Họ Đào có mặt và hình thành ở Việt Nam từ khi nào? Họ Đào lập nghiệp ở Hà Nội từ bao giờ? Có đóng góp những công tích gì trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và xây dựng kinh đô, thủ đô người Việt. Những câu hỏi đó đã thôi thúc những người có tâm huyết dồn công sức, trí lực, thời gian đi tìm hiểu.
Căn cứ để tìm hiểu tập trung vào hai nguồn:
-         Thứ nhất, nhờ vào đọc các bi ký, thư tịch cổ, tộc phả, gia phả, một số bài viết trên các trang tạp chí Xưa Nay, Nghiên cứu lịch sử v.v…
-         Thứ hai: tổ chức đi điền dã khu vực Hà Nội và phụ cận. Việc đi điền dã diễn ra từ năm 2002, năm 2003 và đầu xuân năm 2004
Những chuyến đi kiên trì, vừa đi vừa khảo sát, gặp gỡ, tiếp xúc với các di tích, với các văn bản, thần tích, ngọc phả. Bằng cách làm việc nghiêm túc, khoa học, đã có kết quả đáng mừng, Các vị thiên thần, nhân thần mang họ Đào được phụng thờ xuất hiện từ thời Hùng Vương, An Dương Vương, trải qua các thời kỳ lịch sử đến thời đại Hồ Chí Minh, Bài viết này dựa vào chính sử, dã sử, thần phả, ngọc phả… ghi chép một số ý kiến của các cụ trông coi di tích. Vì vậy ngoài tính chân xác lịch sử ra, còn có sự sinh động của folklore.
1.                 ĐỀN (MIẾU) HIỂN ỨNG, THỜ TRẤN QUỐC ĐẠI TƯỚNG QUÂN ĐÀO TƯỚNG CÔNG TẠI LÀNG PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI
A.               Miêu tả di tích:
Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống, đi theo đê 6 cây số, đến làng Phù Đổng. Hoặc theo đường số 5 gặp đường số một mới đi Lạng Sơn, qua cầu Phù Đổng, qua cây số 15 có đường rẽ phải đi theo đê một cây số hỏi đền Thánh Gióng và chùa. Miếu (đền) thờ Trấn quốc Đại tướng quân phía sau đền Gióng và chùa 200 mét.
B.                Trấn quốc Đại tướng quân đánh giặc Ân từ đời Hùng Vương thứ VI
Ở Phù ĐỔng hiện có miếu thờ nơi bà mẹ đã sinh ra Thánh Gióng. Gióng sinh ra không có họ. Thời đó (vào đời Hùng Vương thứ sáu) giặc Ân từ phương Bắc sang xâm chiếm nước ta. Vua cho tìm hiền tài đánh giặc. Chàng Gióng từ một cậu bé được cả làng nuôi dưỡng lớn vụt thành Phù Đổng sức khỏe phi thường, đem quân đi giết giặc. Trong làng và cả vùng có sau tướng tài sát cánh cùng với chàng Gióng đánh tan giặc giữ. Trong sáu tướng đó, Đại tướng công lập được công lớn. Đánh giặc xong, chàng Gióng đi đến núi Sóc (Sóc Sơn) cởi bỏ mũ, áo giáp sắt bay lên trời. Vua Hùng vương thứ VI ghi công, dân tôn ngày là Phù Đổng Thiên Vương. Đào tướng công vẫn ở trần thế gánh vác trọng sự, được vua phong làm Trấn Quốc đại tương quân trông nom việc quân.
Giặc Ân không dám sang xâm lược nước ta. Trấn Quốc đại tướng quân giúp vua Hùng Vương VI tạo dựng nền thái bình thịnh trị.
Dân làng Phù Đổng và dân quanh vùng nhớ ơn lập đền thờ Thánh Gióng. Ngài trở thành vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của nước ta (Tứ bất tử là: Thánh Gióng, Thánh Tản Viên, Mẫu Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử). Đào tướng công Trấn Quốc Đại tướng quân được tôn kính. Khi ông mất dân Phù Đổng lập miếu (đền) thờ. Nơi thờ phụng Trấn Quốc chếch phía sau đền thượng (đền Thánh Gióng) 300mét. Dân mai tang ngài bên cạnh nơi thờ phúng. Hiện còn lăng mộ Trấn Quốc đại tướng quân sau miếu (đền) tại xóm Chợ xã Phù Đổng
Ngày kỵ (giỗ) Trấn quốc đại tướng quân vào trung tuần tháng 11 dương lịch hàng năm (ngày 12 tháng 10 âm lịch hàng năm)
Theo cụ Đào Công Hảo (vừa tròn 100 tuổi), ông Đào Công Từ (nguyên chủ tịch UBND huyện Gia Lâm) trước đây miếu thờ cụ Trấn quốc có ba toà, có bái đường và hậu cung. Năm 1947 quân Pháp mở trận càn lớn nã pháo và làng, miếu bị mất một phần, nhiều tư liệu quý như các đồ vật, sắc phong bị cháy mất nhiều. Những năm sau chống Pháp, xây dựng hoà bình, do những biến động lịch sử miếu thờ bị phá bằng địa thaàn nhà kho chăn nuôi. Gần đây theo ý nguyện của dân, một phần miếu thờ Trấn Quốc được xây dựng lại. Lăng mộ được tôn tạo. Phần hậu cung có ngai thờ, hoành phi sơn son thiếp vàng và hai đôi câu đối. Trong đó có câu: Ninh sơn phá tặc, lao tuỳ chiết mã cộng thiên thu. Kinh Bắc giáng trần công tại Lạc Hồng đinh lục thế.
Hiện nay dân làng đã cử ra một ban trông nom di tích gồm 5 người do họ Đặng, họ Nguyễn, họ Bùi, họ Đào… Khá đặc biệt là có một người con của Nam Bộ ra Bắc tập kết đã ở lại Phù Đổng, cùng với Ban trông coi di tích vận động nhân dân con cháu họ Đào xa gần góp công góp của xây dựng lại HIỂN ƯỚNG MIẾU.
Hiện công việc sưu tâm, biên khảo đang được tích cực sưu tầm. Tin rằng, trong thời gian tới, con cháu họ Đào Công Phù Đổng và dân trong vùng sẽ đựoc thấy lại các chứng chỉ, đã cách đây trên 3000 năm. Như lời cụ Hảo (100 tuổi) nói: “Trong văn tế trên đền Thượng (đền Gióng) có đoạn nói về Trấn quốc đại tướng quân, có một bài vị ghi rằng “Trước khi hoá về trời Thánh Gióng tâu vua Hùng Vương: tướng quân họ Đào là người tài, đức song toàn, đáng được phong tước Trấn quốc đại tướng quân giữ việc lớn trấn băc, giữ an cho nước ta””
2.                 ĐỀN THỜ (MIẾU) THÁNH VƯƠNG TAM GIANG – BACH HẠC ĐÀO TRƯỜNG, ĐÀO THẠCH KHANH
Đền thờ Thánh vương Tam Giang Bạch Hạc (tên gọi trong ngọc phả) tại làng Đăm, xã Tây Tựu - Từ Liêm, Hà Nội, nhìn ra song Pheo sát đường lớn, cầu Đăm. Lễ hội 3 ngày 9,10,11 tháng 3 âm lịch. Chính hội ngày 10. Tan hội ngày 11. Ở phía Tây Hà Nội, ngoài Tây Tựu ra còn đình Trung Tựu, đình Phù Diễn, đều thờ thánh Tam Giang Đào Trường.
Ngọc phả đền viết rằng:
Vào thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) có cụ Đào Bột ở vùng Kinh Môn, Hải Dương, sinh được 5 con con trai, đặt tên là: Đào Cự, Đào Hồng, Đào Trường, Đào Thạch Khanh, Đào Lý Lân. Cả 5 người đều thông mình có tài tài vô nghệ
Thời đó, có giặc Hồng Châu và Thục Phán hùng mạnh nhiều lần đem quân đến đánh nước Văn Lang, Hùng Duệ Vương xuống chiếu cầu hiền tài. 5 anh em họ Đào về Kinh thi tài võ nghệ. Uy phong dũng lược, dung mạo tuấn tú của anh em họ Đào được vua Hùng Duệ Vương quý trọng, họ đều được tuyển làm tướng, phong chức cao.
Về sau cụ Đào Bột cùng 3 người con bị chết trong chinh chiến. Đào Trường đựoc giao cai quản đất Sơn Nam. Phong thổ lệnh tướng, Đào Thạch Khanh phong thạch lệnh. Đào Trường đặt dinh chính ở Tôn Thất Trang, Phù Vân nay là xã Đa Chất, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Cả hai ông có tài thuỷ chiến, hai lần đánh bại đại quân của Thục Phán, đánh tan giặc Hồng Châu.
Đào Trường được Hùng Duệ Vương trọng dụng, đại tín ở tài văn võ, ở đức lớn vì nước vì dân, ông xin vua đi 172 nơi lập trại, rồi tâu vua xin cho các nơi ấy là gia thần. Sau khi ông mất, trong lần đi kinh lý vùng Hải Dương, nhà vua thương xót phong là Thổ lệnh thống quốc Đại vương Đức Thánh Tam Giang Bạch Hạc, lập đến thờ ở Bạch Hạc, Việt Trì rồi sức cho dân tất cả 172 nơi lập đền, miếu thờ.
Hiện nay, ở xã Chi Cát, gần Việt Trì có đền thờ Thạch Khanh. Trong cuốn Truyền thuyết Hùng Vương - (Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phú in 1984) có chép “Thổ lệnh và Thạch Khanh là hai người ở ngã ba Bạch Hạc, có tài chạy nhanh, nhảy xa, theo nghề sông nước. Sau khi giúp vua Hùng đánh Thục được phong làm thần sông Bạch Hạc”.
Sách Triệu công Giao Châu ký chép rằng:
“Vương nguyên là thổ lệnh tướng quân. Trong thời Vĩnh Huy (650-655) nhà Đường, Lý Thường Minh sang làm đô đốc Phong Châu thấy thế đất bằng phẳng, song núi ngàn dặm, mạch dồn ở ngã ba sông Bạch Đằng tiếp với ngã ba sông Bạch Hạc, mới dựng quán thông hành ở Bạch Hạc đặt tượng Tam Thanh, lại mở một toà đằng trước, sai thợ đắp tượng thần hộ quán. Tượng đắp xong Thường Minh khấn rằng: ở đây vị thần nào thiêng xin báo mộng cho biết, được như hình tượng pho tượng đã tô, mới thoả lòng kẻ ngu này”
Đêm ấy mơ thấy hai bậc dị nhân, phong tư tuấn nhã, mày râu như vẽ, hỏi tên họ một người xưng là Thổ Lệnh, một người xưng là Thạch Khanh.
Từ đó, tôn là phúc thần, lại đèn nến hương khói không bao giờ dứt. Những tướng soái các triều sau hễ phụng mệnh đi đánh giặc ở thượng lưu Tam Giang đều nghiêm chỉnh dẫn quân vào đền lễ yết, phần nhiều được thần giúp sức âm phù.
 
3.                 MIẾU (ĐỀN) VĨNH THANH, ĐÌNH NGỌC CHI (đều thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội)
Miếu (Đền) Vĩnh Thanh thờ cụ Nội Hầu(Đào Nồi) và hai con trai Đào Đống, và Đào Vực (Tam thánh tướng quân) cùng Ả Nương Phu nhân.
Đình Ngọc Chi thờ ba bố con (Tam thánh tướng quân).
Di tích lịch sử văn hoá Miếu Vĩnh Thanh, đình Ngọc Chi nằm trong cụm di tích Cổ Loa, tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội.
Đình Ngọc Chi là một ngôi đình rất lớn, cảnh quan tươi đẹp, cổng tam quan đồ sộ, đình có hai lớp mái, được xây dựng từ thế kỷ 18 - Đình Ngọc Chi, miếu Vĩnh Thanh được Bộ Văn hoá cấp hai bằng di tích lịch sử văn hoá.
Có tài liệu viết về ba vị thành hoàng đó là cụ Đào Nồi và hai con trai cùng hy sinh trên cánh động chiêm trạch khi chỉ huy quân Âu Lạc đánh lại quân Triệu Đà. Tài liệu đó giải thích tên Đào Nồi vì cụ là tổ nghề gốm Hương Canh. Có tài liệu khác lại viết được An Dương Vương phong Nội Hầu nên viết là Đào Hầu (Tạp chí VHNT Vĩnh Phúc dịch bản tiếng Pháp tháng 9 năm 2003).
Thân sinh cụ là Đào Hoàng Kỳ, từ Tuyên Quang xuống Hương Canh lập ra nghề gốm và làng gốm Hương Canh nổi tiếng.
Ngọc phả miếu Vĩnh Thanh viết: Đào Hoàng Kỳ sinh con trai, đặt tên dân dã là Đào Nồi. Người con trai có tài khác thường, học một năm đã hết chữ của thầy. Khi An Dương Vương dựng lên nước Âu Lạc, vời hiền tài, mở khoa thi, ông đến Cổ Loa thi thố và đứng đầu văn võ. Ông được phong chức Nội Hầu, được ban đất ở Vĩnh Thanh, về nơi ấy lập dinh, sau đó kết duyên với nàng Ả Nương. Ngọc phả ghi lại: bà Ả Nương có mang đẻ ra một bọc trong đó có hai con trai không thể phân biệt ra ai là anh, ai là em. Ông bà đặt tên con theo tên bình dân là Đống và Vực. Hai người lớn lên có sức khoẻ phi thường, tài năng xuất chúng, đều được An Dương Vương trọng dụng. Cụ Nội Hầu tổng chỉ huy quân đội Âu Lạc, cùng hai con trai xây dựng được một đội quân hùng mạnh 10 vạn người, có kỷ luật cao, thiện chiến, sử dụng thần diệu vũ khí nỏ liên chân đáng sợ nhiều lần khi đánh tan quan tướng của Triệu Đà.
Khi Triệu Đà thay đổi chiến lược cầu hoà, đưa Trọng Thuỷ vào Cổ Loa cầu hôn Mỵ Châu, thực chất là thăm dò binh lực, ăn cắp bí mật quân sự nỏ liên châu, cụ Nội Hầu đã dũng cảm can gián An Dương Vương bằng lời lẽ rất rõ ràng
- Nó thua mà cầu hoà, lại đưa con trai vào kết duyên là có gian kế. XIn nhà vua sáng suốt tránh cái việc đó đi thì dân nước được ơn nhờ.
An Dương Vương quát lớn: Người làm quan dám trái ý vua đáng tội chết. Nhưng ta nể tình mẹ ta mang họ nhà ngươi (Họ Đào) nên tạm tha mạng sống. Cu Nội Hầu cởi bỏ áo mũ, xin vua về Vĩnh Thanh sống như người dân, giúp dân mở mang cấy trồng, học nghề gốm như dân Hương Canh.
Không lâu sau đó, Triệu Đà đánh thắng An Dương Vương lập ra nước Nam Việt. Nội Hầu tập hợp nghĩa binh, cùng dân binh kháng chiến chống Triệu Vương. Triệu Vương muốn thu phục. Triệu Vương cho người đến mời Nội Hầu ra làm quan, ông không theo còn mắng lại rồi cùng vợ đang đêm mặc áo dân thường, giả làm người đi bán nồi trốn về Hương Canh. Triệu Đà lệnh cho quân đuổi theo, quyết vây bắt. Biết rằng khó thoát, hai ông bà đã chạy về Ngọc Chi. Đến đầu làng không sao vào được.
Hai vợ chồng Nội Hầi cùng nhẩy xuống giếng sâu ngay đầu làng tuẫn tiết. Đó là ngày 4 tháng giêng ta (mồng bốn tết). Hai ngày sau, hai người con trai đi tìm bố mẹ, sau lưng quân Triệu đuổi riết. Về đến đầu làng, để bờ giếng thấy dấu bàn chân có chữ Vương nhìn xuống lòng giếng thấy cả bố mẹ trong đó. Hai người con trai, hai vị dũng tướng, cũng lần lượt nhảy xuống giếng tuẫn tiết. Dân gian truyền lại rằng cả bốn người quấn chặt lấy nhau không sao gỡ ra nổi. Dân đào một huyệt lớn táng chung.
Cái giếng đó sau này đã bị lấp cạn nhưng trên bờ còn ngôi mộ lớn gọi bằng mộ Thánh Hoá, dân xây dựng một ngôi nghè nhỏ rất linh thiêng ngày đêm hương khói không bao giờ dứt. Dân cả vùng nhớ ơn lấy ngày mùng bốn tết ở đình Ngọc Chi. Sang ngày mồng sáu tết rước thánh về miếu Vĩnh Thanh. Ngày mùng sau tế cũng là ngày mở đầu lễ hội Cổ Loa. Chính quyền nhân dân Vĩnh Ngọc đang có dự kiến cho khôi phục lại giếng thiêng, tôn tạo miếu (đền) Vĩnh Thanh, đình Ngọc Chi nằm trong quy hoạch khu di tích du lịch quốc gia Cổ Loa. Đảng, chính quyền nhân dân tôn vinh gương hy sinh lớn của cả gia đình cụ Nội hầu.
4.                 ĐÌNH THANH AM – QUẬN LONG BIÊN, ĐÌNH VÀ ĐỀN NĂM THÔN: MAI HIÊN, LỘC HÀ, LÊ XÁ, PHÚC THỌ, TRUNG THÔN(XÃ MAI LÂM), HAI THÔN ĐÔNG TRÙ, HỘI PHỤ (XÃ ĐÔNG HỘI) - HUYỆN ĐÔNG ANH – HÀ NỘI THỜ HAI VỊ THẦN TƯỚNG LÀ ĐÀO KỲ VÀ VỢ LÀ PHƯƠNG DUNG CÔNG CHÚA
Thần phả viết rằng: Đình và đền thờ hai vị thần tướng thời Hai Bà Trung là Đào Kỳ và Phương Dung, riêng đình Thanh Am về sau có rước thêm một danh nhân thời nhà Mạc là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm thành hoàng.
Cụ Đào Kỳ quê ở Lương Giang, phủ Thiệu Thiên, Ái Châu, nay là huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.
Thân phận của Ngài là Đào Minh. Thân mẫu Trần Thị Vân.
Gặp buổi Lương Giang đói kém, hai ông bà đi bộ tớ trang Cối Giang, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc. Hai ông bà trú trong một cái am nhỏ. Ngày 15 tháng 3 Nhâm Thân sinh hạ một trai tuấn tú đặt tên là Kỳ. Cha mẹ cho theo học Hiên đường tiên sinh. Mới qua mấy năm đã nổi tiếng văn chương, võ nghệ tinh thông, tài năng vượt người.
Đến năm 15 tuổi, bố mẹ qua đời. Đào Kỳ nén nỗi đau luyện tập võ nghệ, miệt mài văn chương, nuôi chí lớn. Năm sau gặp được Phương Dung, người họ Nguyễn. Bố nàng tên Nguyễn Trác, thân mẫu Trần Thị Nghĩa. Bà Phương Dung cũng là bậc võ nghệ thao lược, hai người kết duyên vợ chồng.
Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh Tô Định, hai ông bà Đào Kỳ, Phương Dung đem hơn 300 gia nhân đến thẳng Hát Môn yết kiến. Nhìn thấy hai bậc tướng lược uy phong trước đạo quân. Trưng Trắc mừng lắm, thốt lên: "Trời vì ta sinh người tài giỏi, phò ta rồi". Bèn phong Đào Kỳ làm nguyên soái, lĩnh ấn tướng, đốc thống cả hai đạo quân, thuỷ bộ.
Đánh đuổi Tô Định xong, Hai Bà Trưng thu hồi 65 thành trị, lên ngôi vua, phong cho Đào Kỳ làm huyện doãn Đông Ngân. Hai vợ chồng về lập hành cung ở Cuối Giang, khuyến khích dân chăm lo việc nông trang, sống hoà mục, hết lòng vì việc nghĩa, làm cho phong tục đẹp, già trẻ ai cũng chịu ơn.
Nhà Đông Hán cử Mã Viện làm thống tướng, đưa quân sang đàn áp dã man triều đình non trẻ của Trưng Nữ vương. Hai ông bà Đào Kỳ, Phương Dung được Trưng Nữ vương giao cho chỉ huy đạo quân chính giao chiến với quân tướng Mã Viện nhiều trận lớn. Trận quyết chiến ở Kim Khê (nay là Cẩm Khê) quân của hai ông bà bị vây hãm giữa trùng vây của quân chính quy Mã Viện. Đào tướng quân cùng vợ mở đường máu thoát vây rồi lạc nhau. Đào Kỳ bị trọng thương, cố ôm đầu ngựa chạy về Khả Lỹ tức là Cổ Loa ngày nay. Gặp một bà lão bán nước, Đào tướng quân hỏi:
- Xưa nay không còn đầu liệu có ai sống được không hả bà lão?
Bà hàng nước trang trọng đáp:
- Thưa dũng tướng, con người sống phải toàn vẹn. Tôi chưa từng nghe ai nói không đầu mà sống được.
Bà lão dứt lời, Đào tướng quân ngã xuống đất, hoá. Hôm ấy là ngày 15 tháng 8.
Lại nói Đào tướng phu nhân thoát vây quay ngựa chạy về đến Cổ Loa. Thấy một ngôi mộ lớn do mối đùn mà thành bèn xuống ngựa hỏi bà cụ bán hàng nước. Hỏi: "Mộ của ai?". Bà lão trả lời: "Mộ của Đào tướng quân". Bà Phương Dung kêu to: "Chồng ta chết, ta sống thế nào được nữa". Dứt lời rút gươm tử tiết theo chồng.
Bà lão bán nước đứng ra mai táng hai ông bà tại đất thiêng Cổ Loa. Theo dân gian hiện nay, Lăng mộ Đào Kỳ và Phương Dung vẫn còn trên cánh đồng Mai Lâm. Hai vị thần tướng rất linh thiêng thường phù hộ dân lành gặp nhiều may mắn. Khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân qua vùng Cối Giang, bà Phương Dung đã báo mộng, âm phù, giúp nhà vua dẹp loạn thống nhất giang sơn. Thần tích còn viết rõ, về sau Sĩ Nhiếp, còn gọi là Sĩ Vương nhà Hán sang làm Thứ sử, cảm phục đức hy sinh lớn của hai ông bà, sức cho dân vùng Cối Giang lập đền thờ và phong ngài là Đào tướng quân dũng lược tế thế đại vương, phong bà là Đào phu nhân Phương Dung công chúa.
Về sau, dân cả vùng Cối Giang, Mai Lâm, Đông Hội hai bên sông Đuống đều thờ Đào tướng quân và Phương Dung công chúa. Hiện nay tại cánh đồng sát đê Bắc Đuống thuộc xã Mai Lâm vẫn còn lăng hai ông bà. Lăng mộ tướng quân Đào Kỳ và Phương Dung công chúa đã được chính quyền và nhân dân trong vùng đầu tư, tôn tạo thành một di tích lịch sử văn hoá.
Uy linh của ngài bao toả khắp vùng. Dân vùng này có tục lệ kiêng uý chữ Kỳ. Tất cả chữ Kỳ trong lời nói, chữ viết đều được đọc thành chữ cờ để tránh huý của Ngài.
 
5. ĐÌNH THỔ QUAN TRONG NGÕ QUAN THỔ, PHỐ KHÂM THIÊN, QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI: THỜ BA CHỊ EM HỌ ĐÀO:
Sách Hà Nội nghìn xưa do Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội xuất bản năm 1975 của hai tác giả giáo sư sử học Trần Quốc Vượng và nhà nghiên cứu lão thành Vũ Tấn Sán với sự cung cấp tư liệu của nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc viết rằng:
Đình Thổ Quan toạ lạc trong ngõ Thổ Quan phía Nam Hà Nội - giáp với đường đê La Thành cổ thờ ba chị em họ Đào. Ba chị em quê gốc Thanh Hoá. Chị tên là Đào Phương Dung. Hai em trai là Hiển Hiệu và Quí Minh.
Thổ quan xưa thuộc tổng Hữu Nghiệm về sau đổi là An Hoà huyện Thọ Xương (nay thuộc phố Khâm Thiên). Trong đình còn đôi câu đối:
Nhất nhất trung trinh, thí tỉ thị huynh phát xuất Thanh Hoa tam trí dũng
Úc niên miếu mạo, vị thần, vị tướng, lực phù Trưng chúa lưỡng anh thư
Dịch: Một cửa trung trinh, này chị, này anh gốc tự Thanh Hoa ba trang trí dũng
Muôn năm miếu mạo, là thần, là tướng, sức phò Trưng chúa hai vị anh thư
Nhà Hà Nội học ghi lại rằng:
Đaps lời kêu gọi khởi nghĩa của Trưng Trắc, Trưng Nhị, ba chị em ruột mộ quân hưởngứng. Khu Ống Lệnh trong ngõ Lệnh Cư phố Khâm Thiên là nơi tập hợp nghĩa binh. Nghĩa binh đội ngũ tề chỉnh, khí thế ngút trời nghe tiếng Ống Lệnh là bắt đầu xuất phát tấn công. Bãi trận ở khu trường học La Thành, là nơi tập trận, sau là nơi diễn ra chiến trận. Hồ Đồn ở ngõ Chiến Thắng đối diện với đồn Công an Khâm Thiên ngày nay là nơi đóng quân. Xốc Súng ở phía Tây Nam đình Thổ Quan cũng là một đồn quân. Nghĩa quân vượt qua sông Cái sang đất Luy Lâu đánh đuổi Tô Định góp phần thu phục 65 thành và giúp Trưng vương xây dượng Triều Trưng còn non trẻ. Ba năm sau Mã Viện hùng hổ kéo quân sang đàn áp đẫm máu Trưng Triêù, thực hiện dã tâm tiêu diệt ý chí dựng lại nước của người Việt. Ba chị em phò Trưng Vương chiến đấu sống còn ở Hát Môn. Hai Bà Trưng tuẫn tiết ở cửa Hát Môn, ba chị em lui về Thổ Quan dựng ba đồn chống giặc. Thổ Quan ở Hà Nội cổ thành chiến trường giao tranh ác liệt giữa nghĩa binh (chủ yếu là trai tráng, nữ nhi vùng Thổ Quan) với quân hùng tướng mạnh của Mã Viện. Quân hai bên sáp vào nhau hỗn chiến. Suốt ba ngày đêm trận quyết chiến, quân giặc chết rất nhiêù. Nghĩa binh hy sinh gần hết. Thân xác lẫn lộn vào với nhau. Ba chị em cùng hy sinh (cùng hoá) ngay tại chiến trường. Khi trận chiến đã tàn rồi, dân trong vùng không tìm thấy thi thể ba chị em. người chết như ngả rạ, không thể phân biệt được xác nghĩa binh người Nam hay lính Bắc đã khâm liệm chung dọc theo con đường phía bắc Đê La Thành. Con đường đó nay là phố Khâm Thiên. Bài văn bia ở đình đã khắc ghi những hình ảnh chiến trận chống giặc Bắc duy nhất trong khu vực nội thành Hà Nội cũ (bốn quận). Chiến công oanh liệt thời dựng nước còn in dấu vào câu hát ả đào phố Khâm Thiên:
Chinh tập hành hành xuất ngọc quan
Tam quân như nhất, một hào đoan
Thiên lý trí khu, thiên lý mộng
Nhất trùng ly biệt nhất trùng quan
Dịch:
Phất cờ ra khởi ải quan
Ba quân kết đoàn một khối thép gang
Ruổi rong muôn dặm, giấc mộng bàng hoàng
Biệt ly xá kế bước đàng viễn chinh
Trong đình còn đôi câu đối ngợi ca tinh thần anh dũng chiến đấu dù giữa hoàn cảnh dường như tuyệt vọng:
Nhất thi khảng khái anh hùng lệ
Bách chiến quan hà cố quốc tâm
Dịch
Một bài thơ cảm khái anh hùng nhỏ lệ
Quan hà trăm trận, vững bền cố quốc lòng chung
Sau những trận mưa bom B52 của Mỹ tháng 12 năm 1972 ngôi đình cổ vẫn còn nguyên vẹn đứng hiên ngang như chí khí của ba chị em họ Đào, ba vị thành hoàng cùng hàng trăm hàng ngàn nghĩa binh sinh ra ở Thổ Quan đã ngã xuống ngay trên quê mình để bảo vệ non sông từ thời đầu dựng nước
(Viết theo tư liêu của giáo sư sử học Trần Quốc Vượng, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Sán, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc)
6.                 ĐÌNH NGỌC ĐỘNG, ĐÌNH LÊ XÁ, XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM THỜ BA VỊ THÀNH HOÀNG HỌ ĐÀO
1.                 Đào Đô Thống
2.                 Đào Chiêu Hiển
3.                 Đào Tam Lang
Xã Đa Tốn văn hiến có tới 7 chùa, 6 đình, 1 miếu, 1 nghè… Theo trục đường chính qua đường Lê Xá đến đình Ngọc Động ở cuối làng. Hai ngôi đình này đều thờ ba vị thành hoàng: Đào Đô Thống, Đào Chiêu Hiển, Đào Tam Lang.
Đền thờ ba vị sau những thăng trầm của lịch sử nay không còn. Hiện trong đình Ngọc Động đặt ba Ngai, thờ ba vị mang mũ võ tướng. Theo các cụ trong ban di tích, đình Ngọc Động thờ ba cụ họ Đào từ bao đời nay. Sau Lê Xá lập làng xin rước các cụ về thờ ở đình. Tam thánh tướng quân linh thiêng, năm nào dân hai làng cũng mở lễ hội vào ngày 9, 10, 11 tháng hai ta để tưởng nhớ các vị đã tận trung với nước.
Bản thần tích viết rằng:
- Ba anh em Đào Đô Thống, Đào Chiêu Hiển, Đào Tam Lang, cùng sinh một ngày, tướng mạo khác thường. Lớn lên đều là bậc tướng lược. Khi Hai Bà Trưng nổi lên đánh Tô Định trả thù nhà, nợ nước, cả ba anh em cùng theo vào trong quân, lập miếu nhiều công trạng. Ba ông được Hai Bà trọng dụng. Đánh đuổi Tô Định, Ha Bà thu lại 65 thành trì, xưng vương. Nhà Hán sai Mã Viện, một viên tướng giỏi binh thư và hết sức tàn bạo sang đàn áp. Mã Viện bắt nạt Hai Bà Trưng là phụ nữ tập trung quân đội thiện chiến bao vây đánh những trận quyết chiến lớn, mỗi trận giết dã man hàng vạn chiến binh, dân binh, dân thường người Việt. Chúng dồn dân binh, dân thường chém giết không ghê tay. Ba vị Đào Đô Thống, Đào Chiêu Hiển, Đào Tam Lang được giao chặn quân Hán ở phía bắc Hà Nội nay. Trong một trận đánh sống mái, giữ chân giặc để Hai Bà đủ thời gian thoát về Khê Lũ (Cẩm Khê), ba tướng quân họ Đào bị dồn về phía sông Nhị Hà. Quân giặc hung hãn tràn lên. Không chịu để sa vào tay giặc, cả ba vị cùng tuẫn tiết ở bến Bồ Đề, Gia Lâm (nay là quận Long Biên). Dân Đa Tốn kính vọng lòng trung trinh của ba vị tướng quân, rước về thờ làm thành hoàng, tôn làm thánh. Sách Danh nhân Hà Nội của Vũ Tuấn Sán chép truyện này có ghi câu đối (dịch):
Quân tướng oai hùng cao tướng lược
Bến Bồ tuẫn tiết, nghĩa cả trung thần
Trong đình Ngọc Động còn 6 câu đối đã phiên âm Hán Việt. Xin chép ra hai câu:
Câu 1: Oan kính nhất thiên vô Mã tướng
Cương thường thiên tại hữu Trưng Vương
Câu 5: Tam thánh nhất tâm thu nguyệt Hàn Giang
Nhị thôn bách tính xuân đài thọ vực nhẹ hồng hưu
Ba cụ Đào sinh ngày 10 tháng 2. Ngày tuẫn tiết 12 tháng 7. Ngày nay tại Ngọc Động vẫn còn địa danh Vườn quân, bãi tập. Dân hai làng lấy ngày 10 tháng 2 ta làm chính hội (Hội từ 9, 10, 11 tháng 2)
Thần phả còn ghi trong cả nước Việt có 72 nơi thờ Tam thánh. Đình Ngọc Động được công nhận di tích lịch sử văn hoá năm 1990. Theo lời cụ Hí thủ từ đình Ngọc Động, hôm trao bằng di tích, ông Văn Phác (là Bộ trưởng) ông Đình Quang (Thứ trưởng), ông Vũ Khiêu, ông Hoàng Chương đều về dự
7. ĐỨC TỔ ĐÀO KHOẢ VÀ TIÊN THIÊN CÔNG CHÚA THỜ TẠI ĐÌNH LÀNG XUÂN ĐÕ HẠ, XÃ CỰ KHỐI, QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI.
Đình Xuân Đỗ hạ được công nhận di tích lịch sử văn hoá ngày 10 tháng 2 năm 1984. Số quyết định 445/QĐUB do Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội ký.
Đình Xuân Đỗ hạ thờ nhị vị thành hoàng là Đào Khoả tướng quân thời Trưng Nữ Vương và công chúa Thiên Tiên con gái Lạc Long Quân. Thánh tích ngọc phả đình Xuân Đỗ ghi rằng:
Thời nước Nam ta thuộc Đông Hán có một đạo nhận họ Đào quê ở Ái Châu tên huý là Thự. Vợ họ Tạ, huý Hiên. Ông người nghèo khó. Hai ông bà muộn con nối dõi, có con gái chưa có trai. ông bà đến đền Sòng Quang nổi tiếng linh thiêng cầu tự. Năm sau sinh hạ một con trai tướng mạo như người trời, hiện thân của thần linh. Lên ba tuổi đặt tên là Khoả. 7 tuổi đã thông kinh sử, 13 tuổi võ nghệ kỳ tài. 18 tuổi cha mẹ đều mất. Một mình vẫn quyết chí tu thần rèn luyện võ nghệ trao dồi văn đức.
Bấy giờ Tô Định tàn ác, dân Bách Việt sống điêu linh. Hai Bà Trưng dấy binh, truyền hịch khởi nghĩa nói rằng: bất kỳ là nam hay nữ, ai có tài văn võ, hoặc giỏi nghề gì thì ra giúp nước. Nghe lời hịch, Đào Khoả tập hợp dân binh, luyện tập. Ít lâu sau thành một đạo binh lớn ra mắt Trưng Vương ứng nghĩa. Trưng Vương phong Đào Khoả là Tiền đạo Ngô hộ tướng quân, thống lĩnh đạo quân Đông Bắc. Khi tiến đến đạo Bắc Ninh, phủ Thuận Thành, huyện Gia Lâm, làng Xuân Đỗ, khu Hoa Động thì đóng quân, lập đồn trại
Trong quân doanh, đêm ngủ ông mơ thấy một nữ tiên xin âm phù, tự xưng là con gái Lạc Long Quân, danh tự là Tiên Thiên công chúa, tên huý là Lân.
Sáng ra ông cho mời các cụ phụ lão Hoa Động đến hỏi. Các cụ nói rằng: từ xưa làng chúng tôi thờ thần bản thổ rất linh thiêng. Ông nói: điều đó ứng với giấc mơ rồi liền đem 10 nén vàng, bạc để sửa sang đền, miếu.
Từ quân doanh Hoa Động, Tướng quân Đào Khoả nhận được chiếu chỉ của Trưng Vương tấn phong chức Tả tướng quân Sơn Lộ. Ông vâng mệnh đưa đại quân tiến đánh đồn binh Tô Định tại thành Luy Lâu. Ông cho quân bao vây bốn mặt, đánh thẳng vào trong thành. Sức mạnh của quân tướng khiến quân Tô Định sợ hãi bỏ chạy tan tác. Ông bắt được chánh tướng,kỳ tướng giặc. Đạo quân của tướng quân Đào Khoả đã góp phần to lớn vào cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương thu thành trì, giải phóng đất nước
Trưng Vương sai làm lễ mừng trong cả nước. Trong lễ khải hoàn khao tướng sĩ ông làm biểu tâu Trưng Vương xin làm phong cho vị thần đã ứng phù phá giặc Hán.
Trưng Vương sai sứ đem sắc phong thêm mỹ tự cho vị thần thờ ở khu Hoa Động làng Xuân Đỗ. Đang buổi lễ mừng bỗng dưng trời nổi giông tố, sấm sét nổ vang rền, mọi người nhìn thấy tướng quân cưỡi ngựa bay vút lên trời.
Dân Hoa Động bàng hoàng, cảm kích. Sau đó viết biểu tâu triều đình. Trưng Vương nói: nước Nam nhiều người như Thánh Gióng đánh giặc không kể công, bèn sai sứ đem sắc đến Hoa Động phong nhị vị là Thượng đẳng phúc thần, chỉ dụ cho dân làng lập đền, miếu thờ cúng, hàng năm mở lễ hội để con cháu không quên ơn người đánh giặc không kể công, đòi tước lộc.
Kể từ đấy, lễ hội lễ hội làng Xuân Đỗ hạ bắt đầu vào ngày 9 tháng hai. Dân Xuân Đỗ noi theo gương ông có nhiều người làm nên, đỗ đại khoa như tiến sĩ Đào Tiến Khang, tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm v.v...
8. ĐÌNH VÀ ĐỀN GÒI NGÔ KHÊ XÃ BÌNH NGHĨA HUYỆN BÌNH LỤC, HÀ NAM THỜ HAI BÀ HỌ ĐÀO VÀ CHỒNG HỌ DƯƠNG
Đất Ngô Khê thời vua Minh Mạng thuộc phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (từ 1820 đến 1892). Đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX họ Đào Ngô Khê đã mời nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Quốc Bằng vống là học sinh trường cấp III Lý Nhân làm việc tại Sở Văn hoá Hà Tây về dịch bản thần phả đền Gòi (đền Mẫu), sau đó tổ chức hội thảo. Tài liệu hội thảo được thu băng. Người viết bài này đã nhờ nhà báo Đào Nguyễn trưởng hệ thời sự chính trị tổng hợp Đài tiếng nói Việt Nam sang băng cho chuẩn rồi gửi biếu cụ Đào Đình Luyện, cụ Đào Vũ, cụ Đào Nguyên Cát. Tóm trát nội dung băng ghi cuộc hội thảo đó như sau:
- Đất Ngô Khê được Nguyễn Trãi viết trong Dư địa chí: "Ngô Khê là vùng đất quý, cao ráo, nổi lên giữa đồng bằng Sơn Nam Hạ ô trũng ngập nước. Đất này sông Châu Giang ôm lấy ba phần tư, có ngã ba sông Móng. Lợi cho dấy quân, tiến lên có thể đánh, lui về có thể giữ".
Nguyên phi Ỷ Lan khi xây dựng chùa Long Đọi đi kinh lý trên sông Châu cũng thốt lên:
"Trời ban cho vùng chiêm trũng đất linh Ngô Khê. Khá khen cho Trưng Trắc, Trưng Nhị đã biết chọn đất này đánh lui Tô Định".
Dân vùng này có câu ca:
Núi Đọi ai đắp mà cao
Ngã ba sông Móng ai đào mà sâu.
Nhìn ra ngã ba sông Móng (sông Châu) có cụm di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng:
- Đình Gòi, một ngôi đình cổ rất lớn, cột lim hai người ôm không hết, đã bị máy bay Pháp rải bom san bằng năm 1953.
- Đền Ông thờ ông Dương Bảo, sát bờ sông, cây cao bóng mát.
- Đền Bà (bà Hai), thờ bà Đào Nga Nương.
- Đền Mẫu, thờ bà cả Đào Hồng Nương. Nhiều cây cổ thụ trăm tuổi
- Chùa Gòi, ngôi chùa cổ sát bờ sông. Nhiều cây cổ thụ trăm tuổi
- Ngoài ra còn có quán Hàn Lâm và một ngôi miếu nhỏ rất cổ tục truyền thờ Hà Bá.
Bản thần phả được cất giữ rất cẩn thận trong một hộp sơn son thếp vàng viết rằng:
Có một ông Đào (họ Đào) từ vùng chợ Hồng, Hải Dương (Hay là Hạ Hồng tên cũ của huyện Vĩnh Bảo trước đây thuộc Hải Dương) đến Xanh thôn Ngô Khê dạy học. Ông bà sống đức độ, được dân trong vùng yêu mến. Hai ông bà muộn con. Một lần bà ra bến sông Châu tắm thấy có đám mây ngũ sắc che phía trên đầu. Năm ấy bà có mang. Mãn nguyệt sinh ra hai con gái đặt tên là Hồng Nương và Nga Nương. Hai cô lớn lên thành tuyệt sắc. Ông Đào thường đi lại giao du với quan huyện họ Dương bên kia sông Châu. Huyện quan có con trai là Dương Bảo gửi thầy Đào dạy dỗ. Hai ông đã hẹn cho các trẻ sau này thành trăm năm.
Hồi đó Tô Định cai trị đất Giao Châu rất tàn bạo, giết chồng, cướp vợ, cướp gái đẹp làm thiếp. Được tay chân mật báo ông bà Đào có hai cô con gái đẹp tựa tiên sa, Tô Định sai quan đến hỏi Hồng Nương, Nga Nương về làm vợ. ông Đào xin rằng đã hẹn gả cho con trai quan huyện họ Dương. Tô Định liền ra lệnh giết ngay Dương quan. Đang đêm ông bà Đào mang hai con gái cùng Dương Bảo trốn về quê cũ chợ Hồng rồi ra Yên Tử, tìm thầy dạy văn, võ, thành tài.
Sau khi ông bà Đào quy tiên, Dương Bảo cùng hai bà Đào Hồng Nương, Đào Nga Nương tìm đường quay trở lại Xanh thôn Ngô Khê, bí mật chuẩn bị dấy binh. Dân trong vùng căm ghét thái thú Tô Định tàn bạo được tin truyền nô nức ứng nghĩa. Chỉ thời gian ngắn sau nghĩa binh đã lên tới 6.000 (sáu ngàn người). Cả vùng ven sông cây cối rậm rạp như rừng thành nơi luyện quân, cất giấu khí giới, lương thực. Bãi đất cao sát bờ sông Châu đặt hàng chục cái vạc lớn nấu cơm nuôi quân (khu đất này sau gọi là chợ quai Vạc, là nơi tổ chức hội làng đầu xuân)
Ông Dương Bảo cùng hai bà bố trí quân phòng thủ dọc bờ sông thành một vòng cung lớn, vững chắc. Tô Định hay tin dân Ngô Khê khởi loạn, thân cầm quân đến đánh. Hai bà cùng chống dựa vào thế đất cao, sông rộng, sâu hiểm đánh mạnh. Tô Định thua nặng phải rút lui quân. Hai bà Đào cùng chồng mang quân đuổi theo, vây thành.
Vào lúc này, Trưng Trắc, Trưng Nhị cũng đã nổi lên khỏi nghĩa ở vùng Hát Giang, Bà Hồng Nương, Nga Nương thuộc dòng dõi Hùng Vương đã đem quân bản bộ đến vùng Hát Giang ở liền hai tháng luyện quân, thăm dò. Khi biết chắc Trưng Trắc, Trưng Nhị vì nghĩa lớn khôi phục lại nghiệp nhà họ Hùng (Hùng Vương) và trả thù nhà, hai bà Hồng Nương và Nga Nương cùng chồng bấy giờ mới nhập vào đội quân của Hai Bà Trưng.
Bản thần phả viết tiếp:
"Trưng Trắc, Trưng Nhị đánh đuổi Tô Định, thu 65 thành trì, lên ngôi Trưng Nữ Vương. Cánh quân của Dương Bảo và hai bà Hồng Nương và Nga Nương lập công đầu,ông Bảo được phong đô đốc, hai bà Hồng Nương và Nga Nương được tôn làm công chúa. Ông Dương Bảo cùng vợ nhận ơn nhưng không nhận chức, xin lui về Xanh thôn dạy học, gây dựng vùng đất Ngô Khê sầm uất thành trung tâm của vùng đất Sơn Nam Hạ. Ông bà cho mở chợ, (chợ quai Vạc) xây quán Hàn Lâm, xây đền miếu. Danh tiếng, đức độ hai bà cùng ông Dương Bảo vang xa khắp nước"
Phần kết:
Hai Bà Trưng cùng triều thần kinh lý đến Ngô Khê. ông Dương cùng hai bà Đào Hồng Nương, Đào Nga Nương ra lậy đón. Vua tôi đang yên vị khi ấy gió dữ nổi lên, từ trên cao rơi xuống một ống quyển. Mở ra thấy viết rằng: Hai bà Đào giáng thế cứu dân nay hết hạn phải về trời. Gió dữ, cát bụi vừa tan, hai bà cũng hoá. Đó là ngày 18 tháng 11 tiết cuối năm. Đối chiếu bản thần phả với thư tại thấy rằng: Đền Ông, đền Bà, đền Gòi (Đền Mẫu, đền Bà Cả) là nơi linh thiêng. Dân vùng này vẫn làm giỗ ông và hai bà vào ngày 18 tháng 11 hàng năm.
Địa danh Quai Vạc là nơi hội làng. Trước đây ngày hội có mở chợ bán trâu bò. Dân các vùng kéo về đấu võ, vật, đấu gậy, hát xướng thâu, khu đất này hiện nay đã thành nghĩa trang lớn của cả làng. Khi đào mộ vẫn thấy các di vật: giáo, mác, tên sắt, tên đồng...
Có lẽ từ hội đền Ông, đền Bà, đền Gòi, vùng ngã ba sông Móng trở thành cái nôi hát giao duyên nổi tiếng đất Hà Nam
9. ĐỀN THỜ THÁNH VƯƠNG ĐÀO LIÊN HOA TẠI PHÚ THỊ (LÀNG SỦI) HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI
Miêu tả di tích:
Đình làng Phú Thị (tức làng Sủi hay Thổ Lỗi Trang) thờ Tây Vị Đại Vương Tướng quân Đào Liên Hoa làm thành hoàng. Tây Vị Đại Vương là một trong bốn vị chủ chốt thời vua khai sáng Đinh Tiên Hoàng. Trải qua 1000 năm Bắc thuộc nước Văn Lang - Âu Lạc thành châu quận của phương Bắc, đến thế kỷ thứ X mới có Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ làm Tiết độ sứ. Chỉ đến thời Đinh Tiên Hoàng Đế mới đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt xưng đế ngang hàng với phương Bắc. Tướng quân Đào Liên Hoa là một trong bốn trụ cột quan trọng nhất của nhà Đinh.
Thần phả đình làng Phú Thị ghi rằng:
Ngài quê ở xứ Hà Trung, phủ Thiết Trung, tỉnh Thanh Hoá. Thân phụ ngày danh tính Đào Lam. Thân mẫu họ Nguyễn Thị Huệ. Hai ông bnà sống nêu cao chữ đức, làm phúc cho thiên hạ, rất trọng việc sinh con, nuôi dạy con nên người. Vì hiếm muộn, hai ông bà đã đến tận đền trên núi ở của Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hoá) cầu tự, sinh được ngài đặt tên là Liên Hoa (tức hoa sen) mong con để lại tiếng thơm đến muôn đời sau.
Lúc còn nhỏ Đào Liên Hoa tỏ ra rất hiếu học, thức khuya dậy sớm trước cả bố mẹ, nổi tiếng là thần đồng xứ Thanh. Phu nhân Nguyễn Thị Huệ mất ớm. Cụ Đào Lam cảnh gà trống nuôi con. Đến năm con trai 15 tuổi, cụ lấy vợ kết, với mong ước có kế phụ, kế mẫu giúp nuôi dạy con trai. Nhưng Đào Liên Hoa từ bé đã vốn cứng cỏi, xin cha cho đi tìm thầy học. Ngài đã đến thôn Hội Phụ, quận Vũ Ninh, phủ Từ Sơn, đạo Bắc Ninh xin học và làm con nuôi Nguyễn Tiên Sinh. Khi đựoc biết ở động Hoa Lư có ông Đinh Bộ Lĩnh khởi nghiệp nêu cao việc lớn dẹp cát cứ 12 sứ quân, gây ra nạn huynh đệ tương tàn, làm suy yếu hồn nước, Liên Hoa đến xin đầu quân. Đinh Bộ Lĩnh thấy Liên Hoa tướng mạo hiên ngang, phúc hậu, cho thử cung, kiếm, quyền cước, binh thư đều giỏi, văn sử làu làu thì rất nể trọng, giao cho làm tướng ở trong quận.
Ngài xông pha trận mạc, lấy uy dũng mà đánh dẹp, lấy đức sáng, ân tình ra để thu phục, luận đàm về thống nhất cương vực lãnh thổ, tạo ra sức mạnh của nước, khôi phục anh linh từ thời Văn Lang, Âu Lạc
Do có công lao đánh dẹp, khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, xưng đế,liềng phong cho bốn vị như sau:
- Đinh Điền làm Nam vị Đại vương
- Nguyễn Bặc làm Đông vị Đại vương
- Đào Liên Hoa làm Tây vị Đại vương
- Lưu Văn Đức làm Bắc vị Đại vương
Vua Đinh Tiên Hoàng đã cử ngài làm chánh sứ, Lưu Văn Đức làm phó sứ sang Trung Quốc. Ngài khéo léo lấy lẽ hơn thiệt thưa với vua Tống giúp cho hai bên hoà hiếu. Lại nói về sự phân chia Bắc Nam, về sự trọng vọng của nước nhỏ với nước lớn. Ngài làm bài thơ dân lên, vua Tống khen "Nước Nam lắm kẻ anh tài" và thưởng cho rất hậu.
Khi quận Vũ Ninh huyện Đông Ngàn có giặc nổi lên quấy phá, Ngài vân mệnh vua đem quân tiểu trừ. Ngài dựng đài đóng quân ở Trang Thổ Lỗi (làng Sủi).
Dẹp yên giặc, Đại vương Đào Liên Hoa dạy dân cày cấy, trồng, xây nhà cửa, gọi dân lưu tán về lập làng, mở mang đất hoang, nối liền các trang ấp, dựng vợ, gả chồng, dân lạnh được sống yên vui.
Ngài tạ thế ngày 25 tháng 12 ta. Vua hạ chiếu cho các hạt thuộc ngài cai quản, có nhiều công đức lập đền miếu thờ. Các trang Hội Phụ, trang Thiết Trung, trang Thổ Lỗi thờ ngài làm thành hoàng. Từ đó đến nay, dân làng Sủi rước ngài về thờ ở đình Làng. Đình làng Sủi ngày xưa là một ngôi đình rất lớn. Ngài rất linh ứng, cầu mưa được mưa, cầu nắng được nắng. Vua Trần đi bình Hồ (đánh quân Nguyên Mông) qua đây vào lễ xin gia phong ngài làm Thượng đẳng phúc thần.
Vua thái tổ nhà Nguyễn, nguyên phong ngài làm Thượng đẳng phúc thần anh linh Tây vị đại vương chuẩn y cho Thổ Lỗi trang phụng tự nghìn thu hưởng lộc.
Trước cả đình Sủi có bức hoành phi đắp bốn chữ lớn:
Duy Nhạc giáng thần
Trong đình còn hai câu đối cổ ghi nhận công lao Ngài:
1. Bắc sơn ngũ khi hợp chiều Nguyên
Thổ Lỗi cử Nhiên vương tướng
Nam quốc vạn niên khai chính thống
Hoa Lư hữu thử công thần
2. Mạo Việt lẫm uy thanh trường kỳ
Hoa Lư chân tướng lược
Cung đài long phượng, tự tương truyền, Thổ Lỗi cựu quân
Hàng năm cứ đến ngày 25 tháng Chạp dân làng Sủi làm lễ huý nhật Ngài.
Năm 1989, đình Sủi được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hoá
10. ĐỀN THỜ DANH NHÂN ĐÀO TRỰC TẠI LÀNG SƠN ĐỒNG HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ TÂY
Đến thờ danh nhân Đào Trực ở gần ngã tư làng Sơn Đồng. Ngay trước đền có bốn chữ Hán lớn đắp trên bức tường cao: Sơn ngôn vạn tuyế. Dịch: lời nói trên núi còn đến vạn năm.
Tương truyền đây chính là đất nền nhà rồi thành trường dạy học của cụ Đào. Sau khi cụ Đào làm tướng theo vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống trên sông bạch đằng năm 981, cụ xin vua về nơi ở cũ dậy học. Đời sống của dân khấm khá, cụ Đào kêu gọi con em dân thường cũng nên đi học. Trong cái sự học của cụ, ngaòi chữ thánh hiền, còn dậy cả kiến thức nhà nông. Cụ được dân cả vùng tin yêu, kính trọng, được coi như người khai mở văn hoá cho dân cả vùng phía Tây kinh thành Thăng Long (Hoài Đức, Đan Phượng), xứ Đoài (Hà Tây ngày nay)
Bản Ngọc Phả Đền viết rằng:
Có hai ông bà họ Đào từ đất Phong Châu, Việt Trì di dần về phía nam. Hai ông bà muộn con đến núi Sài Sơn, lên đỉnh núi cầu tự, sinh ra Đào Trực, một chàng trai thông minh, tuấn tú, văn võ song toàn. Trọng cả văn, trọng cả võ. Ngày ngày đèn sách, tối khuya lại tập võ nghệ. Chàng Đào Trực có thân thể cường tráng, đầu óc sáng suốt có tầm nhìn xa rộng. Thấy dân chỉ học chữ Tầu thì chỉ làm đến anh khoá. Dân phải hiểu việc đồng áng, nắng, mưa, trời đất, giỏi ngành nghề. Ông không lập gia đình, không có con nối dõi, coi dân trong hương, học trò trong trường như con em của mình vậy.
Năm 981, ĐInh Tiên Hoàng mất, Lê Hoàn lên nối ngôi, quân nhà Tống ở phương Bắc sang xâm lược. Theo chiếu của vua Lê Đại Hành, Đào Trực hô hào dân binh, đem quân bản bộ trên 500 người nhập vào đại quân của vua Lê tiến về Bạch Đằng. Đào Trực là một dũng tướng lại mưu lược hơn người đã lừa quân giặc vào nơi hiểm yếu, chém được đầu tướng giặc.
(Có tài liệu nói chính ông đã chém chết Hầu Nhân Bảo, tướng Tống, góp phần quan trọng vào chiến thắng Bạch Đằng 981. Vua Lê Đại Hành yêu quí Đào Trực vì đức, trọng vì tài đã ban quốc tính cho ông, từ đó người đời gọi ông là Lê Trực)
Tan giặc, cụ Đào Trực tâu vua xin trở lại vùng Sơn Đồng dậy học, tiếp tục công việc trồng người như sau này lãnh tụ Hồ Chí Minh đã dậy. Cụ tự tay làm vườn, làm ruộng, tự nuôi mình bằng nông sản, gia cầm làm ra được. Cụ nêu cao đức lớn, làm được nhiều điều hữu ích cho dân, vì thế ngay khi cụ còn sống, dân trong vùng đã dâng biểu tâu vua xin lập đền thờ sống Đào Trực. Cụ Đào Trực đã yên nghỉ tại Sơn Đồng. Theo các cụ trong làng, trước đây còn có cả ngôi mộ đơn sơ của cụ Đào, nay đã lạc mất. Ngôi đền lập trên nền nhà cũ, trong hậu cung có tượng cụ khuôn mặt phúc hậu, vầng trán cao, hai mắt rực rỡ, xứng đáng là đất Sơn Đồng chuyên làm đồ thờ đẹp nhất nước hiện nay.
11. ĐỨC TỔ ĐẠI VƯƠNG ĐÀO MINH CÔNG THÀNH HOÀNG CHƯ XÁ, XÃ HẠ TỐN (NAY LÀ KIÊU KỴ), GIA LÀM, HÀ NỘI
Đình làng CHu Xá được dựng cạnh ngôi chùa lớn Linh Quang Tự. Trong đình còn lưu giữ bản ngọc phả nói về một vị đại vương bộ Việt Thường là công thần giúp nước có cong lao lớn được gia phong thần tước linh ứng từ triều Tiền Lê.
Bản Ngọc phả viết:
Vào thời bấy giờ ở trang Hương Tích, trên đỉnh Hồng Lĩnh có chùa Nhang Tích (hay Hương Tích) huyện Thiên Lộc (nay là Can Lộc) phủ Đức Thọ , xứ Hoan Châu, có một nhà họ Đào, tên Công, vốn phong thái nhà Nho, am hiểu thi thư, lễ, nhạc, văn tự. Nếp nhà cần kiệm, thanh bạch trải đã mấy đời. Khi ấy ông Công đã 27 tuổi mà chưa có gia thất. Ông không cam phận sống cô đơn, cha mẹ mất sớm, không nơi nương tựa bên chu du khắp thiên hạ. Đi được một tháng đếm Trung khu Hạ Tốn thì nghỉ lại tại chùa Linh Quang. Các vị phụ lão và dân chúng biết việc kéo đến hỏi, ông kể lại rõ ràng. Các bô lão thấy ông có phong thái nhà nho, đường hoàng, bèn đồng ý cho ông ở lại chùa Linh Quang.
Ông Công làm tăng ni, một mình coi sóc chùa. Chùa Linh Quang cũng nhờ đó được huy hoàng, cảnh đẹp, hương sắc, có tiếng linh thiêng.
Cũng vào thời đó, ở bản khu có ông nhà giầu họ Đinh huý là Xuân, năm 60 tuổi mới sinh một con gái tên gọi Đinh Thị Bình. Bình vốn tính hiền hoà, hay giúp người, yêu súc vật, đã 30 tuổi chưa lập gia thất với ai. Ngàn bị bệnh đau bụng kinh niên. Ông Xuân nói với mọi người xa gần rằng: "Ai chữa được bệnh khỏi thì gả cho làm vợ"
Ông Công vốn giỏi thi, thư, sách thuốc, lại nắm được phép thần diệu đã nhận chữa, trong ba tháng kiên trì ngày đem phục thuốc, đã chữa khỏi cho bệnh cho nàng Bình. Ông Xuân giữ lời hứa cho hai người kết duyên.
Bấy giờ nước Tầu có binh biến, loạn lạc, có hai vợ chồng người khách, tướng mạo khác thường đến xin nhờ nhà chùa. Họ để quên bảo vật cố quốc được vợ chồng ông Công trả lại, không tơ hào chút gì. Vợ chồng người Tầu cảm cái ơn lớn ở người có thiên đức nên xin được dựng lại chùa, thay đổi hướng để có chút cảm tạ, lưu giữ về sau.
Một năm sau, nàng Bình năm mơ thấy có Thiên quan cho bảo vật. Nàng có mang, mãn tuần sinh hạ một bọc mầu đen nở ra một người con trai. (Sinh giờ Mùi, ngày 1 tháng Giêng năm Mậu Thìn). Đứa trẻ dĩnh ngộ, thân hình cao lớn, da đen như sắt. Nuôi con được một năm, bà Bình mất (mất ngày13 tháng 7, táng tại Mả Tít) ông một mình nuôi con. Năm lên ba đặt là Minh Chí. Chí khí ông Minh vốn có từ trời, tài năng thông suốt. Năm ông Minh 15 tuổi bố mất. (Ông Công mất ngày 24 tháng 10 táng tại Mả Dặm)
Ồng Minh cử tang cha trong ba năm. Năm ông Minh 16 tuổi, tài trí tinh thông, phong thái anh hùng. Năm 17 tuổi, tài đức của ông vang lừng khắp nước, binh thư giỏi, có thể sánh với Tôn Ngô, Khổng Minh ở phương Bắc, ông có tài dùng hoả công, lại nắm được phép thuật lạ, chỉ tay làm gió cuốn, miệng phun thành lửa, thế gian không ai dám địch lại.
Năm ấy, có giặc Ai Lao xâm lấn. Vua khởi binh dựng cờ nghĩa triệu tập nhân tài. Nhà vua tiến binh, tuần hành qua các châu ấp. Khi tới địa giới huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, biết ở trung khu Hạ Tốn có người họ Đào tài giỏi bèn cho gọi các lão đến hỏi tường tận. ông Minh tự đến bái yết vua, xin đi đánh giặc rồi xa giá vua đến chỗ giặc dữ đang vây rồi dùng hoả công. Bản thân ông giở phép thuật tay chỉ, miệng thét, nổi cuồng phong, lửa đốt quân giặc chết rất nhiều. Giặc bị dẹp yên.
Vua cho triệu ông về triều. Ông Minh trở về đến địa giới Thanh Hoá, bỗng dưng trời đất mù mịt, gặp đại hoả phong ông liền hoá (bị chết)
Đó là ngày 21 tháng chạp âm lịch. Vua thấy linh dị, thương xót vị công thần dẹp xong giặc chưa được hưởng lộc đền, đã bỏ cõi dương gian, bèn sức cho dân nơi đó dựng đền miếu để thờ. Lăng mộ ông Minh đặt ở Thanh Hoá. Vua ban cho dân bản khu Hạ Tốn là nơi sinh thần được dựng đền miếu tại bản khu để hương đèn tôn thờ. Ban cho nhân dân 600 quan tiền và chuẩn thành lệ miễn binh lương, lao dịch trong 15 năm.
Bao phong ông Minh gọi tên Đào Minh Công (kiêng huý chữ Minh) là Đương cảnh thành hoàng hùng tài, trác vĩ, hoằng hựu, được phúc, hoả tán, diệu uy, Đào Minh công thiên vị thượng đẳng phúc thần.
Huý chữ Minh. Nhất thiết phải cấm. Khi hành lễ mầu vàng cũng như sắc phục màu vàng đều bị cấm.
12. ĐÀO TƯỚNG CÔNG (phố Hàng Quạt)
Đào Tướng Công được thờ làm thành hoàng ở ngôi đình số 5 phố Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và đình làng Xuân yên. Theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (có mẹ họ Đào) thì Xuân Yên ghi trong tài liệu Viễn Đông Bác Cổ là Yên Nhất gọi là Hàng Quạt hạ được dân làng Đào Xá (Đào Quạt - có bài riêng mang nghề làm quạt ra Thăng Long). Ông ngoại nhà văn Nguyễn Xuân Khanh gặp vụ hoả hoạn lớn cháy sạch kho chứa quạt phát ốm mà chết. Vụ cháy đó cháy mất cả đình Yên Nhật. Thời đó phố Huế (Hàng Quạt dưới) là phố nhà tranh. Theo tài liệu khảo sát của Viện Viễn Đông Bác Cổ năm 1938 (do chị Đào Tố Uyên, Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội cung cấp), ngôi đình số 5 phố Hàng Quạt cũng đã bị phá, nhà xây mất cả đất đình.
13. ĐỨC TỔ ĐÀO DUY TRINH, THÀNH HOÀNG LÀNG THỔ KHỐI, XÃ CỰ KHỐI, HUYỆN GIA LÂM (nay là quận Long Biên), HÀ NỘI
Đình làng Thổ Khối thờ cụ Đào Duy Trinh làm thành hoàng cùng với ba vị nữa. Cụ Duy Trinh có công lập ra làng nên con cháu chi họ Đào Đình sinh sống tại làng có đặc ân được làm giỗ ngày mồng 4 tháng giêng trước, rước cụ ra làm lễ tại đình làng.
Đình Thổ Khối được công nhận di tích lịch sử văn hoá năm 1990. Trong hậu cung còn giữ được 28 sắc phong các triều vua trước. Năm 2002 họ Đào tổ chức một đoàn hành hương về Thổ Khối. Đã có cuộc giao lưu với con cháu chi họ Đào Đình và dân làng. Trong buổi giao lưu hữu ích này, ông Đào Dậu, một người tinh thông Hán học đã đọc và dịch tại chỗ bản thần phả viết bằng chứ Hán.
Thần phả viết:
Năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi tiếng ra Bắc Hà bao vây Thăng Long đóng thiên dinh tại Bồ Đề. Trong một lần đưa quân vượt sông Nhị Hà sang công phá thành Thăng Long, lúc quay về, thuyền nhà vua bị quân địch phát hiện đuổi riết, tình thế rất nguy cấp. Đào Duy Trinh theo vua từ Thanh Hoá ra vốn thạo nghề sông nước, rất giỏi bơi lội, đã lừa quân giặc Minh, đưa vua sang thuyền nhỏ, luồn lách giữa hỗn binh cứu Lê Lợi khỏi bị sát hại. Khi đã vào được Thăng Long lên ngôi vua, Lê Thái Tổ thưởng công cho tướng sĩ, quân thần. Bấy giờ nhà vua mới hỏi Duy Trinh rằng:
- Nhà người đã quên mình cứu ta, có thể ví với Lê Lai cứu chúa. Giờ đất nước đã hết giặc giã, nhà ngươi muốn ta thưởng gì:
Đào Duy Trinh không nhận thưởng, chỉ xin được vỡ đất hoang lập làng. Nhà vua chuẩn y, sai vác cối đá lỗ đi được tới đâu, địa giới làng tới đó.
Với sức khoẻ phi thường cộng với sự cố gắng phui thường, Đào Duy Trinh đã giúp cho làng Thổ Khối rộng lớn như ngày nay. ông tâu xin Lê Thái Tổ lấy tên làng quê trong xứ Thanh đặt cho làng mới là Thổ Khối (Hiện ở Hà Trung, Thanh Hoá, từ Bắc vào qua cầu Đò Lèn, có bảng đề Thổ Khối và mũi tên chỉ vào làng)
Trong lịch sử vẫn có sự giao lưu thường xuyệ giữa làng Thổ Khối, Hà Trung, Thanh Hoá và làng Thổ Khối của đất Thăng Long kinh kỳ. Ông Đào Văn Đoan, một người con của họ Đào, không lập gia đình, đã bỏ nhiều công tìm hiểu các cứ liệu về dòng họ, từ Sài Gòn về quê Tú Đôi, Hải Phòng rồi lần ngược về Thổ Khối, Gia Lâm, ngược nữa về Thổ Khối, Hà Trung, Thanh Hoá. Kết hợp với tư liệu của các cụ Đào Trọng Côn, Đào Đức Chính, ông Đào Dậu v.v... để đưa ra kết luận: nhiều chi họ Đào ở xứ Đông (Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng) như Cổ Am, Tú Đôi, Ninh Giang, Kiến Thuỵ, An Hải v.v... có cụ tổ là Đức Tổ Đào Duy Trinh.
Trong làng Thổ Khối hiện còn mộ cụ Đức Tổ Đào Duy Trinh và mộ phu nhân ngài. Có điều cần lưu ý là trên mộ hai cụ vẫn chưa có bia khắc tên và ghi lại tóm tắt công Đức Thuỷ tổ (chữ dùng của cụ Đào Trọng Côn)
14. QUẬN CÔNG ĐÀO QUANG HOA VÀ VỢ LÀ TRẦN THỊ NGỌC LÂM THỜ TẠI CHÙA SỔ THÔN ƯỚC LỄ, XÃ TÂN ƯỚC, HUYỆN THANH OAI, HÀ TÂY.
Xã Tân Ước, huyện Thanh Oai có bốn thôn: Quế Sơn, Chi Lễ, Phú Thuỵ, và thôn Ước Lễ.
Thông Ước Lễ, ngày trước là làng Ước lễ nổi tiếng từ lâu đời có nghề làm giò chả, bánh chưng. Những người yêu văn hoá ẩm thực dân tộc hẳn chưa quên chiếc bánh chưng nặng 1000kg được ghi vào kỷ lục Ghi - nét thế giới.
Vào làng Ước Lễ, đi qua cây cầu xây cong kiểu cổ bắc qua nhánh sông Nhuệ, gặp cổng làng có dòng chữ Hán: Ước Lễ thôn. Một con đường lát gạch nghiêng qua đền Trình, có cây đa lớn vài trăm tuổi phủ rễ và lá cành che mát một vùng chợ. Bên phải là ngôi đình lớn, chạm khắc tinh xảo. Đi thêm vài trăm mét là Chùa Mới. Gọi là Chùa Mới để so sánh với một ngôi chùa có niên đại sớm hơn nhiều là chùa Sổ. Chùa Mới cũng đã lâu đời, kiến trúc bề thế. tính về thời gian xây dựng chỉ đứng sau chùa Sổ. Ở Ước Lễ, chùa Sổ là chùa lâu đời giữ nhiều giá trị văn hoá Việt.
Chùa Sổ nằm trên một gò đất cao giữa đồng phía cuối làng Ước Lễ, thờ Thái thượng lão quân Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Thanh và các môn đệ chứ không thờ Phật Tam thế và Cửu Long như các chùa khác. Theo truyền lại chùa được xây dựng từ thời Lý Trần. Bằng chứng là ở chân tường còn giữ được những viên gạch vuông có hình rồng thời Lý và hoa cúc in vẽ. Cho tới nay còn rất ít chùa ở các làng thuộc châu thổ sông Hồng còn giữ được hình rồng thời Lý trên gạch và trên khắc gỗ. Đó là những giá trị văn hoá quý giá được lưu giữ đã 10 thế kỷ.
Trong chùa có bốn tấm bia đá đặt trong nhà bia là những trang sách vô giá khửng định các tư liệu lịch sử. Ba tấm bia đã mờ. May sao chỉ còn một tâm bia còn rõ chữ, đã được Viện Hán Nôm khảo cứu và dịch.
Bản dịch được tóm tắt trên bảng giới thiệu chùa Sổ đặt trong nhà bia:
Chùa được tu sửa vào đời nhà Mạc (1572) và được trùng tu vào thời Lê Trung Hưng năm Đức Long thứ 7 (1634) sau đó lại được chỉnh trang năm Thành Thái thứ 5 (1901). Bia "Quán Hội Linh" ghi rõ:
"Quận công Đào Quang Hoa là người xã Tuyền Cam, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (nay là xã Dân Hoà, Thanh Oai, Hà Tây) giữ chức Dực vận tán trị công thần quận công, trấn giữ xứ Lạng Sơn cùng vợ là bà Trần Thị Ngọc Lâm do mến mộ cảnh vật ở Ước Lễ, và mộ Phật đã đem của cải trong nhà và kêu gọi lòng hảo tâm của thiên hạ đứng ra xây dựng Tam Quan, gác chuông, nhà bia, đúc 17 tượng Phật mới". Đây chính là nội dung nói về đại trung tu chùa Sổ năm Đức Long thứ 7 (1634)
Qua các tư liệu lịch sử, con cháu họ Đào cũng được biết rằng: "Dực vân tán trị công thần quận công Đào Quang Hoa dòng dõi một cự tộc Đào có thân phụ là Quận công, ông nội tước Hầu, giữ chức quan lớn trong triều đình Lê Trung Hưng. Quận công Đào Quang Hoa có công nuôi dạy Đào Quang Nhiêu con của người chị ruột mình. Đào Quang Nhiêu ngay từ bé đã thể hiện tư chất một tài năng lớn, một vị thống soái. Ông được giao nhiều chức vụ liên quan đến sinh mệnh nhà Lê - Trịnh ở thế kỷ 17. Mười tám năm liền trị nhậm ở trấn Nghệ An, tổng chỉ huy quân đội đánh nhau với quân nhà Nguyễn, cùng thời với bốn vị quận công đại cự tộc Đào Sĩ Đông Trang: Đào Sĩ Từ, Đào Sĩ Định, Đào Sĩ Kỳ, Đào Sĩ Lễ. Đào Quang Nhiêu trước khi mất có để lại một bản di huấn có nội dung sâu sắc (có in trong quyển Họ Đào Việt Nam) và khi mất được phong Thái tể thuần lương, sau đó truy phong nhiều tước vị khác.
Hai ông bà Đào Quang Hoa không có con. Hai cụ đã mang hết của cải cúng vào đại trùng tu ngôi chùa Sổ. Ghi nhớ công ơn ông bà, dân làng đã dựng tượng thờ hai ông bà ở phía sau bên trái ngôi chùa - tượng Quận công Đào Quang Hoa khuôn mặt phúc hậu, nhân từ là nét nổi bật trên mặt con cháu đại tộc họ Đào. Bà Trần Thị Ngọc Lâm khuôn mặt đẹp, sáng láng hướng cái nhìn về phía chồng.
Một ngày mùa xuân năm Bính Tuất (2006) Đoàn ban liên lạc Họ Đào toàn quốc gồm các ông Đào Suân Sang, ông Đào Thắng, và bà Đào Kim Thanh đã hành hương về ngôi chùa Sổ làng Ước Lễ. Đoàn thắp hương khấn nhận tổ ông Đào Quang Hoa, Tổ bà Trần Thị Ngọc Lâm. Trước hiện trạng gian thờ ông bà Quận công xuống cấp, con cháu bàn định không muốn rời. Đã có lời hẹn với nhà chùa, kêu gọi con cháu quyên góp sửa bệ tượng và lát gạch lại gian thờ.
Dân làng Ước Lễ ghi nhớ công ơn ông bà Quận công đã bỏ công của đại trung tu chùa Sổ, xây dựng mới nhiều hạng mục như nhà bia, đúc 17 toà tượng Phật mới, xây dựng nhà tam quan, xây dựng gác chuông... Con cháu họ Đào còn nhớ ơn nghĩa tạo công lao của Quận công Đào Quang Hoa, đã nuôi dạy rèn rũa Đào Quang Nhiêu thành một tài năng lớn, về quên sự, chính trị cuối thời Lê Trung Hưng. Quận công Đào Quang Nhiêu ở lại đất Nghệ Tĩnh xây dựng một dòng tộc lớn có thời đến 50 con cháu là phò mã, quận công, tước hầu, cung phi ở kinh đô Thăng Long.
Họ Đào là hậu duệ của Quận công Đào Quang Nhiêu hiện nay có các chi ở Đức Tùng (Đức Thọ), Sơn Bằng, Phố Châu, Hà Tĩnh sinh hạ được nhiều con cháu danh tiếng như viện sĩ, tiến sĩ khoa học Đào Vọng Đức, nhạc sĩ Đào Quang Tiến có hai con nối nghiệp trong nhạc cụ biểu diễn đàn ắc coóc - đê - ông và pianô
15. THÁI TẺ THUẦN LƯƠNG ĐẠI VƯƠNG ĐÀO QUANG NHIÊU
Đền thờ tại xã Dân Hoà, Thanh Oai, Hà Tây đã bị phá huỷ. Hiện còn một tấm bia đá lớn ghi lại cuộc đời oanh liệt công đức, công trạng của Đào Quang Nhiêu.
Mở đào bản di huấn nổi tiếng của mình, Đào Quang Nhiêu viết:
"Tôi vốn người bình thường, may mà được thượng đế giáng sinh, lòng trời ứng nhập, được họ Nguyễn có công sinh thành, họ Đào có công nuôi nấng, trở thành người trung lương của nước Nam Việt, từ người dân trở nên thần thánh."
Bản phả tộc (trang 12) chép rằng:
Đại vương sinh ra là thần linh giáng sinh, sinh ra được hơn một tuần cha đẻ của đại vương đã biết là có quí tướng phi thường, cho đổi họ, cho làm con nuôi. Sinh được ba tháng hơn thì cha đẻ của đại vương qua đời. Lúc đó, Yến quận công Đào Quang Hoa là em trai của mẹ đại vương, lấy tình cậu ruột đã nuôi đại vương làm con mình. Dòng họ của Yên quân công là một cự tộc danh giá. Thái Bảo Yến quận công bố nuôi của Đào Quang Nhiêu, huý là Quang Hoa, thuỵ là Phúc Thịnh. Thân phụ ngài là Thái Bảo Diễn quận công, tên thuỵ là Phúc Đức, huý là Quang Bách. ông nội Yên quận công thuỵ là An Lộc, huý là Quang Lịch, làm chức Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, truy phong Tả đô đốc Phủ đô đốc, Thái Bảo, tước Lễ xuyên hầu.
yến quận công Đào Quang Hoa không có khả năng sinh con, đã hết sức yêu quý Đào Quang Nhiêu. Ngay từ khi còn nhỏ Quang Nhiêu đã có tính hiên ngang, độc lập, vượt mọi trẻ thường, khi đã có nhận thực thì thông tuệ như người trưởng thành. Đào Quang Hoa cho Quang Nhiêu vào vương phủ theo học. Năm 13 tuổi được phong chức Chánh đô trưởng tả đội trông coi, kiểm tra con cháu các quan viên.
Năm Đào Quang Nhiêu 23 tuổi, trong cung có biến loạn, đã vâng mệnh vua đánh dẹp, có nhiều công lao, hộ vệ xa giá nhà vua trở về kinh thành. Ông lại được phong Dực vận tán trị công thần, tước hầu.
Đến năm Đào Quang Nhiêu 45 tuổi, trong cung lại có biến lớn. Ông có công dẹp yên, bảo vệ được kinh thành. Ngày công việc xong xuôi, vua ban ngự bút khen ngợi rằng: "Giỏi làm tướng cầm quân, dốc lòng giành thắng lợi. Tiểu trừ quân phản nghịch, giữ yên ổn nơi cung phủ. Có công dẹp yên trong nước, hơn cả mọi người"
Đào Quang Nhiêu được phong Dực vận tán trị an nội công thần, thăng chức Đề đốc, tước Quận công
Năm Quí Tị, niên hiệu Thịnh Đức thứ nhất (1653) Đào Quang Nhiêu vâng mệnh triều đình lên Lạng Sơn dẹp yên nhà Mạc, ông kết hợp đánh mạnh về quân sự với phủ dụ dân làm cho dân biên cương không kinh sợ, tiếng tăm vang dội sang cả đất Trung Hoa. Lúc âý, tổng binh Vân Nam (Trung Quốc) muốn gặp Đào Quang Nhiêu, mời ông đến một mình. Đào Quang Nhiêu sai một viên tướng giống mình sang Vân Nam. KHông ngờ viên tổng binh Vân nam giỏi xem tướng biết là giả đã nói rằng: "Đã từ lâu nghe thấy đại danh, nên muốn được gặp nhau một lần, nào có ý khác đâu?". Viên tướng "giả" về tâu, vua đồng ý cho Quang Nhiêu sang Vân Nam. Viên tổng binh gặp ông vỗ tay khen rằng: "Kỳ tài! Kỳ tài! Đúng là nước Nam có người tài giỏi". Rồi xem tướng hồi lâu mà bảo rằng: "Đúng là có tướng quý. Tôi kính trọng ngài có tiếng tăm, sau tất là bậc tài năng lớn lao. Nhưng chớ có ham giết hại nhiều tính mạng của người khác. Đó là điều thánh nhân luôn dạy"
Đào Quang Nhiêu được người đương thời đánh giá: "Đại vương trên vì vua, dưới vì dân, trong thì lo việc nước, ngoài thì lo việc giặc dã, không sợ bị nghi ngờ, không sờn chí khí, gìn giữ thành trì, trước sau dốc sức, dụ dỗ không nghiêng ngả, doạ nạt vẫn bền lòng, cao cả thay sự mạnh mẽ của người quân tử, đức độ để giúp đời, tài năng để tung hoành, lẫm liệt chí khí của bậc đạ thần, khí tiết lớn không có gì lay chuyển"
Đào Quang Nhiêu được giao thống lĩnh quân triều đình đánh dẹp ở biên cương phía Nam. Trong bẩy năm ròng từ năm Ất Mùi, Thịnh Đức thứ 3(1655) Đào Quang Nhiêu 55 tuổi, đến năm Tân Sửu niên hiệu Vĩnh Thọ thứ tư, 61 tuổi, ông rong ruổi việc quân. "Đại vương rất nghiêm khắc với người dưới nhưng rất hào phóng khi đối đãi với kẻ sĩ nên mọi người rất kính mến, vui vẻ phục vụ. Đối với nhân dân thạt khoan hậu, ở với nhân dân thì hết sức rộng rãi, chan hoà. Đối với mọi người không bao giờ tranh giành. Huốn ngữa đại vương trong cuộc sống rất cần kiệm, đơn giản, trước sau trong sạch, cẩn thận liêm khiết, cần mẫn ngày đêm. Lòng trung nghĩa của đại vương sáng tựa mặt trời, sức lực đại vương đủ để nâng trời đất. đức vọng của đại vương đủ để thu phục lòng người. Tài trí của đại vương đủ để thi thố trong thiên hạ." (Đặng trạng nguyên người Phù Đổng, Tiên Du soạn bia ghi ơn huệ Đại vương).
Đến năm Đào Quang Nhiêu 61 tuổi, tháng 2 triều đình nghĩ một phương Nghệ An bị giặc quấy nhiễu, nhiều năm chịu đau khổ, nên phải có tướng tài trấn giữ? Bởi vậy sai đại vương thống lĩnh các doanh cơ đội, cùng tầu bè, quân thuỷ bộ hai vạn người tới trấn thủ Nghệ An, kiêm giữ chuâ Bố Chính.
Đến năm Nhâm Tý, Lương Đức thứ nhất (1672) vào ngày 10 tháng 5 Đào Quang Nhiêu qua đời. Ngày 11 đưa tin cáo phó. Triều đình đã truy phong đại vương là Thái tể lại tặng tên thuỵ là Thuần Lương, cho 10 thuyền rồng đưa rước linh cữu. Lại đặc biệt cấp cho dân đinh bốn huyện trước sau đưa rước. Hai huyện Quỳnh Lưu và Thanh Hoà, Nghệ An, hai huyện Chương Đức, Thanh Oai thuộc Sơn Nam
Ngày 28 tháng 7 năm Lương Đức thứ 3 (1674) được phong thêm là Khuông quốc, tề dân đại vương.
Ngày 24 tháng 6 năm 1683 lại được phong thêm là Phong công, vĩ tích đại vương.
Năm 1710 phong thêm là Đô lượng khoan hoằng tướng quân
Năm 1732 lại được phong thêm là Thần minh, diệu toán, trí dũng, hùng nghị đại vương.
Đào Quang Nhiêu ở biên thuỳ 18 năm, ông đã để lại công lớn, uy lớn, đức lớn và một bản di huấn nhắc người đời và con cháu những gì nên làm và không nên làm, cũng như sự hiểu biết hết sức sâu sắc về việc trời, về đạo lý, về xã hội
Cả cuộc đời ông hiến dâng cho đất nước và gắn với họ Đào
Họ Đào đã có công dưỡng dục và Đào Quang Nhiêu đã làm rạng rõ, vẻ vang thêm họ Đào. Hiện nay ở Hương Sơn, Đức Thọ, nơi ông trong 18 năm cuối đời đặt đại dinh, con cháu cua ông đã 14 đời mang họ Đào. Phả tộc của chi này ghi là: "Tất cả đều là con cháu Thái tể Thuần Lương Đào Quang Nhiêu".
16. ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ ĐÔ ĐỐC THIÊM SỰ QUẢNG QUẬN CÔNG ĐÀO THẾ TIÊN CÒN GỌI LÀ ĐÀO BÁ TIÊN THÀNH HOÀNG HAI LÀNG TRUNG VĂN, NGỌC TRỤC, TỪ LIÊM, HÀ NỘI
Đình Trung Văn thờ bốn vị họ Đào: cụ Đào Thế Tiên, cụ Đào Ngọc Tuyết và hai vị hậu thần cụ Đào Tướng Công tự Đăng Quế, cụ Đào Thiện Chính tự Phước An
Cụ Đào Thế Tiên sinh tại một làng Việt Cổ có tên nom Giộc Bé còn gọi là Trung Thư thôn thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, ngày nay là thôn Trung Văn, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Đại Việt sử ký toàn thư và Ngọc phả viết:
Đào Thế Tiên sớm trưởng thành, có trí thông minh, ham rèn võ nghệ. Cụ được viên ngoại là tiến sĩ Lang Giảng Dụ trường võ bị Thăng Long đưa vào học với con em các vị công hầu.
Sau nhiều năm học văn, học võ, Đào Thế Tiên tỏ ra có thiên tư hơn người, lại được sự chỉ bảo thường xuyên của viên ngoại, ông nổi bật trong kinh thành. Ông đã thi đỗ theo nghạc võ được phong chức Chánh đội trưởng, Quảng lương hầu. (Trích lục bia đá chùa Mậu Lương - thị xã Hà Đông)
Dưới thời vua Lê Thần Tông (1655-1659) nhà Trịnh ở đàng ngoài, nhà Nguyễn đàng trong chinh chiến liên miên. Đào Quang Nhiêu, một tướng giỏi, có tầm cỡ được giao tổng quản quan quân vung hai châu Hoan Ái. Đào Thế Tiên là tướng tiên phong trong đạo binh lớn của Đào Quang Nhiêu.
Đào Thế Tiênlà một dũng tướng, xông pha trận mạc lập công lớn được phong đề đốc năm Ất Mùi thứ 3 (1655) sau đó lại được thăng chức Thiêm sự vào năm Kỷ Hợi, Vĩnh Thọ (1659)
Trong một trận giao chiến ác liệt ở vùng Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh ngày nay) quân Lê - Trịnh thắng lớn. "Thống lĩnh quan quân Quận công Trịnh Căn thân đốc các viên thống xuất, đốc xuất và quân các đạo thẳng tiến, đuổi dài đến cửa biển Nhật Lệ, Đào Thế Tiên bị trọng thương và mất tại trận tiền" (Đại Việt sử ký toàn thư).
Thắng trận, họi đồng tướng soái bình công, luận đàm thế cuộc làm biểu dâng lên vua truy xét công cho tướng sĩ đã bỏ mình vì nước, nhà vua ra chỉ dụ "Ban tướng tiên phong Đào Thế Tiên là Đô đốc thiêm sự Quảng quận công. Cấp cho dân tự sự mai táng lập đền thờ Đào Thế Tiên, người xã Ngọc Trục, huyện Từ Liêm" (Đại Việt sử ký toàn thư - tr.288).
Kể từ Lê Trịnh về sau các triều đại đều có sắc phong. Hai làng Trung Văn và Ngọc Trục ngày nay cùng thờ Đào Thế Tiên làm thành hoàng. Trước đây vào ngày giỗ cụ có tục lệ rước thành từ Ngọc Trục về đền thờ tại thôn Trung Văn. Tại đền thờ và ở đình đều ghi rõ: "Lê triều Dực vận tán trị công thần, thượng tướng quân Đào tướng công tự Cương Dũng, thuỵ thần phúc tặng Thiếu bảo thượng đẳng thần"
Đã 60 năm nay đền thờ cụ Đào đã chuyển vị trí mới còn khiêm tốn, con cháu đang ở trong khuôn viên, có nguyện vọng được địa phương giúp đỡ chuyển chỗ ở đến nơi khác để tôn tạo nhà thờ được tôn nghiêm. Lăng mộ cụ ở vị trí thoáng rộng, cây xanh bóng mát. Họ Đào đã có chút công đức sửa lại cổng lăng và vào ngày giỗ Quân công Đào Thế Tiên vẫn đều đặn có đoàn về phục lễ.
ĐÀO THẮNG - ĐÀO NGUYÊN PHƯƠNG

Các Tin liên quan