Banner Top

Vai trò của danh tướng họ Đào

 
Cổ Loa - mảnh đất từng là nơi danh tướng Đào Cam Mộc chọn làm tư dinh

“Chân dung” danh tướng họ Đào

Sỡ dĩ, tên tuổi của vị công thần bậc nhất triều Lý - Thái sư Á vương Đào Cam Mộc giờ được ít người nhắc đến là bởi, tên tuổi, quê hương bản quán của ông chỉ được nhắc thoáng qua trong chính sử. Nhưng chỉ cần vài chữ quý báu đó thôi cũng đủ để các nhà nghiên cứu lấy đó làm cơ sở tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của ông đối với đất nước. Vài năm trước, các nhà nghiên cứu thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Sử học Hà Nội đã tổ chức những cuộc điền dã trải suốt từ Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Thanh Hóa... Tại nhiều di tích, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số thần phả, ngọc phả, các điển tích ghi chép khá kỹ về cuộc đời danh tướng họ Đào.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Vinh, trong một chuyến điền dã, ông đã tìm thấy bản Ngọc phả tướng Đào Cam Mộc và Công chúa Thiềm Hoa An Quốc tại phủ Vũ Bị trong khuôn viên chùa Vũ Bị xã Vũ Bản, huyện Bình Lục - Hà Nam. Đây là bản ngọc phả được chép vào năm 1502 có nhắc đến khá rõ ràng cuộc đời của vị danh tướng này. Theo đó, Đào Cam Mộc sinh năm 942 tại làng Lang Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (chính sử chép ông mất năm 1015). Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Vinh, tại Bình Lục Hà Nam hiện còn lưu truyền nhiều giai thoại về những lần phá Tống, bình Chiêm của vị danh tướng họ Đào vào năm 981-982. Đến đời Lê Ngọa Triều, triều đình đổ nát, dân chúng lầm than, là một người yêu nước, thương dân, nhạy bén và mưu lược, ông đã cùng Thiền sư Vạn Hạnh tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, tránh cho đất nước một cuộc binh biến.

Ông chính là người sau này được vua Lý Thái Tổ giao cho trọng trách tổ chức thành công việc dời đô từ Hoa Lư chật hẹp ra Thăng Long với địa thế thuận lợi, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của dân tộc. Đánh giá về việc làm này, nhà nghiên cứu Đào Duy Cảnh cho rằng, Đào Cam Mộc đã tạo ra sự đột biến mới lạ lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến là một Hoàng đế lên ngôi không nhờ cha truyền con nối hay qua giáo mác, gươm đao đầu rơi máu chảy, mà do cả triều thần tiến cử. Ông còn đề ra kế sách ai có công được thăng chức, còn các quan lại giữ nguyên chức cũ để ổn định tình hình, tránh sự phản ứng của hoàng thân quốc thích nhà Lê. Ông cũng đã giúp vua sắp xếp lại hệ thống quan lại, chia địa giới hành chính, đề xuất việc kinh lý các tỉnh miền ngoài để tiện đặt kinh đô mới.

Cần có hình thức tôn vinh xứng đáng

Nhà nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Vinh Phúc cho biết, trước năm 2007, ông vẫn không biết gì nhiều về danh tướng họ Đào này ngoài những dòng ít ỏi được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng cũng là may mắn, trong các chuyến điền dã gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra cả một hệ thống các di tích thờ ông cùng vợ là An Quốc công chúa, như di tích lịch sử văn hóa thờ Đào Lôi là con công thần nhà Lý, Đào Mộc ở An Đồng, An Dương, Hải Phòng, tiếp đó là chùa Vũ Bị, Bình Lục, Hà Nam. Chùa này hiện còn 2 tấm đá cổ là mốc ruộng đất khắc nội dung về các mảnh đất đã được nhà vua ban cho Đào Cam Mộc và phu nhân... Khi nghiên cứu về Đào Cam Mộc, có một địa danh không thể bỏ qua đó là Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.

Khi xưa, mảnh đất này đã được Đào Cam Mộc chọn là địa điểm xây dựng tư dinh. Ông trở thành ông tổ họ Đào ở Cổ Loa từ đó. Để tưởng nhớ công lao của ông, ngay từ khi ông mất năm 1015, người dân Cổ Loa đã dựng một từ đường để quanh năm hương khói thờ phụng ông. Đến cuối triều Lê sơ do binh hỏa, từ đường bị thiêu trụi. Mãi cho tới năm Thành Thái thứ 9, từ đường lại được dựng lên trên nền cũ với 5 gian tiền tế đồ sộ. Đáng tiếc, năm 1953, thực dân Pháp đã ra lệnh tàn phá từ đường, những di vật còn giữ được cho đến nay là một lư hương cổ bằng đá, 5 văn bia ghi gia phả thứ tự các đời từ 1681 đến 1931. Sau khi từ đường bị tàn phá, nhiều gia đình ở Cổ Loa đã lập bát hương, thờ ông ngay tại nhà mình...

GS Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, việc nhận định lại một lần nữa thân thế, sự nghiệp của Đào Cam Mộc và những đóng góp của ông với đất nước, Thủ đô là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa khi Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đang đến rất gần. GS Đinh Xuân Lâm đề xuất và mong mỏi cần một hình thức tưởng niệm xứng đáng với công lao của vị danh tướng họ Đào, cụ thể như khôi phục lại từ đường thờ ông tại Cổ Loa. TP.HCM lâu nay đã có một con phố mang tên Đào Cam Mộc, còn Hà Nội, tại sao không?
Theo ANTĐ

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

replica louis vuitton hobo imitaciones louis vuitton espana cartier love bracelet replica replica gucci shoes louis vuitton tasche gefalscht kaufen louis vuitton messenger bag replica fake bvlgari ring louis vuitton wallet replica Best faux Chanel bags hermes pas cher dior tasche replica van cleef replica gucci replica 1:1 Louis Vuitton Replica replica goyard gucci replica 1:1 replica chanel wallet juste un clou replica chanel imitazioni borse gucci imitazioni louis vuitton messenger bag replica louis vuitton artsy replica louis vuitton denim bag dupe hermes birkin replica imitazioni borse dior cartier bracelet replica chanel sunglasses replica chanel wallet replica louis vuitton backpack replica replica cartier love bracelet replique sac ysl van cleef replica chanel replica hermes birkin replica louboutin pas cher bolsos louis vuitton outlet Replica Gucci Belts replica goyard replique Sac Louis Vuitton chanel replica Louis Vuitton wallet copy replica gucci wallet knock off chanel bags Replica Gucci Belts Louis Vuitton replica chanel replica louis vuitton backpack replica gucci shoes replica fake louis vuitton wallet scarpe louis vuitton imitazioni