Banner Top

Người họ Đào với kinh thành Cổ Loa

 Tổ tiên xa xưa của dòng họ Đào Cổ Loa sinh sống trong một công xã ở vùng rừng núi Tuyên Quang thuộc dòng Lạc Việt, cụ khởi tổ là Đào dại bầu (Lạc Hầu Đào đại tướng quân thời Văn Lang) phần mộ được di dời về là cầu Tướng Lộc Hà. Năm 1977 làm đường qua các nhà khảo cổ giúp di rời phát hiện mộ quàn trong "nồi vò úp". Đó là nét văn hóa đặc trưng chôn cất người thời Văn Lang.

Những người mang tên họ Đào hiền hòa cùng sinh sống xen kẽ và tồn tại kết duyên với những người thuộc bộ tộc khác cả với người Việt Tây Âu nên Thục Phán vừa là cháu ngoại vừa là con rể họ Đào.

Sau khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt xong 6 nước (Tề, Sở, Yên, Hàn, Ngụy, Triệu) kết thúc cục diện thất hùng, thống nhất đất nước Trung Hoa vào năm 221 TrCN mở rộng 44 huyện phía Bắc đặt dưới sự cai trị của đế chế Tần.

Năm 218 TrCN Tần Thủy Hoàng sai hiệu úy Đồ Thư thống lĩnh 50 vạn quân tinh nhuệ chia thành 5 đạo tấn công xuống phía Nam. Người Việt Tây âu dưới sự chỉ huy của Dịch Hu Tống chiến đấu rất ngoan cường, ngày ẩn đêm hiện khiến 50 vạn quân tinh nhuệ của đế chế Tần bị xa lầy.

Năm 214 TrCN, Dịch Hu Tống tử trận, từ Giang Tây quân Tần ồ ạt tràn xuống, tấn công mãnh liệt vào Văn Lang - Thủ lĩnh mới người Việt Tây Âu lên thay là Thục Phán. Vốn là cháu ngoại lại là con rể họ Dào (dòng Lạc Việt) nên Thục Phán tranh thủ được tình cảm, niềm tin của dân Lạc Việt và Vua Hùng. Trước họa xâm lăng liên minh giữa Vua Hùng và Thục Phán được thiết lập do Thục Phán là người chỉ huy chung. Do đặc thù lịch sử  họ Đào nói chung đã trở thành cầu nối vững chắc cho việc xác lập liên minh giữa Vua Hùng và Thục Phán tạo nên sức mạnh và là cơ sở cho chiến thắng giành độc lập cho non sông.

Cuộc kháng chiến chống quân Tần trên đất Văn Lang kéo dài  5 - 6 năm (khoảng 214 - 2008 TrCN) vô cùng anh dũng đã làm thất bại âm mưu xâm lược và đô hộ của đế chế Tần.

Năm 208 TrCN Tần Thủy Hoàng đã chết, nông dân Trung Quốc nổi dậy khắp nơi, bọn tướng đá Tần thừa cơ mưu bá đồ Vương buộc Tần Nhị Thế phải ra lệnh bãi binh, rút quân khỏi Văn Lang. Cuộc kháng chiến của Liên Minh Lạc Việt và Việt Tây Âu đã giành thắng lợi. Thục Phán lên ngôi thay thế vua Hùng, đặt tên nước ta là Âu Lạc xưng là Thục An Dương Vương, kéo quân về xây dựng kinh thành Cổ Loa. Để củng cố thế lực quanh mình, Hoàng tộc và gia tộc cận thần cũng được điều về kinh đô sinh sống - Họ Đào được phân về Ngõ Nhị Thôn vùng lõi của kinh đô Cổ Loa.

Do được vua tin dùng, Đào Nhị em Hoàng Hậu được giao trọng trách "Tổng quản quốc khố quân lương".

Việc xây dựng kinh thành Cổ Loa gặp muôn vàn trắc trở khó khăn, song do được Thần Kim Qui trợ giúp, phần do tướng công Đào Nhị xin vua phát chẩn cho dân đói kém sau chiến tranh, cho dân phu và quân sĩ đắp thành ăn no, lại được động viên khích lệ. Việc xây dựng kinh thành Cổ Loa là hợp ý trời và đẹp lòng dân nên nhanh chóng được hoàn thành.

Năm năm sau, sau khi đoạn tang cha, mẹ Đào Nồi ông tổ nghề gốm ở Hương Canh trở về kinh thi tuyển, ngài đỗ đào văn võ, được vua tin dùng phong chức Nội Hầu - dân Ngõ Thị Thôn sau này lập đền thờ Ngài. Trong cuốn thần phả. Đền thờ quan Nội bầu do chi hội người cao tuổi thôn chợ biên tập lại, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng xưa có ghi lời tựa" "Quan Nội Hầu, tổng chỉ huy quân đội tài giỏi, cùng hai con trai thống lĩnh và rèn tập quân Âu Lạc, trong nhiều năm đối đầu với cuộc xâm lăng của Triệu Đà, ngài giỏi động viên binh sĩ xây dựng đội quân, cha con trên dưới một lòng. Trong huấn luyện Ngài luôn rèn tập quân sĩ thành thạo cung nỏ và các loại vũ khí hiện có tạo nên sức mạnh tổng hợp phi thường của quân Âu Lạc. Trong chiến trận Ngài là bậc thao lược kỳ tài triệt để lợi dụng địa hình , địa vật, sông rạch hào sâu, đặc biệt là thành ốc Cổ Loa một mê trận phòng ngự lớn, sử dụng hợp lý nỏ liên châu (đã được thần thoại hóa là nỏ thần) nên nhiều lần đánh thắng Triệu Đà có binh hùng, tướng mạnh, thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc bấy giờ. Với triều Thục An Dương Vương Ngài là nhất đẳng công thần, nhất gia tam vị phục tử đại vương.

Đền thờ Tam tướng quân là một bộ phận trong tổng thể khu di tích lịch sử  Cổ Loa do nhân dân xây dựng để thờ cúng và tỏ lòng tôn kính các vị Lạc Hầu, Lạc tướng có công lớn với dân với nước".

Đất lành chim đậu, về sau ngõ Thị Thôn trung tâm thành Cổ Loa có nhiều danh nhân họ Đào về định cư sinh sống. Thư sinh Đào Kỳ mồ côi của cha lẫn mẹ được Nguyễn Trác huyện lệnh Đông ngàn nhận từ cầu tướng Lộc Hà về ngõ Thị Thôn nuôi cho học tiếp, gả con gái duy nhất là Phương Dung cho Đào Kỳ. Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Đào Kỳ và Phương Dung đầu quân. Phương Dung được phong tướng, Đào Kỳ được phong là Nguyên soái chỉ huy cả hai đạo quân thủy bộ, giúp Hai Bà Trưng thu hồi 65 thành trì lên ngôi Trưng Nữ Vương, ngài thay cha vợ làm huyện lệnh Đông ngàn và cùng Phương Dung định cư tại ngõ Thị Thôn.

Đầu thế kỷ 11 Lý Thái Tổ cùng Thái sư Đào Cam Mộc di kính lý các tỉnh miền ngoài để đặt kinh đô mới. Lý Thái Tổ chọn quê hương Cổ Pháp để lập tư dinh. Đào Cam Mộc xin vua cho lập tư dinh ở Cổ Loa do Cổ Loa và Cổ Pháp cùng một giải đất của phủ Từ Sơn. Thuận tiện giúp vua điều hành triều chính và công việc của Hoàng tộc vì với triều đình ngài là Thái sư với hoàng tộc ngài là Nghĩa tín hầu, với vương thất ngài là phò mã.

Đến triều Lê nhiều cụ đỗ Lê sinh đồ giữ chức quan chi phủ Văn Giáp, Yên Thành hay Lương y  - Y viện triều.

Đến triều Nguyễn cụ cử nhân Đào Duy Huy, đốc học Hải Dương, Hải Phòng. Chi phủ Kiến An, cụ đã viện ốm các quan để tiếp tục tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp.

Từ những năm 1940 trung ương chọn Đông Anh là vùng an toàn khu, có gia đình họ Đào đã nuôi dấu cán bộ Trung ương hoạt động như gia đình cụ Đào Duy Trang - nhiều thanh niên họ Đào đã tham gia phong trào Việt Minh - cu Đào Duy Tùng là bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên ở vùng Cổ Loa sau này là thường trực Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam.

Khi giành được chính quyền, nhà thờ họ Đào là sở chỉ huy kháng chiến do cụ Đào Duy Chi làm chủ tịch xã.

Đầu năm 1950 địch lập tề, bạn phản động nổi lên ở xóm chợ cho lập 2 bốt cạnh 2 cống xóm có trang bị vũ khí canh gác suốt ngày đêm. Xung quanh xóm nhiều lớp rào và chông tre dày đặc nhưng cơ sở kháng chiến bí mật vẫn được các gia đình họ Đào nuôi dấu cán bộ như gia đình cụ Tơ - cán bộ du kích ngày ẩn đêm hiện tuyên truyền trong dân, răn đe bọn phản động, bọn phản động coi xóm chợ Cổ Loa có "ma Việt Minh" không dám ngang ngược dần tan rã, khu du kích mở rộng cơ sở bí mật nhà cụ Tơ tồn tại đến khi hòa bình lập lại. Hàng loạt thanh niên họ Đào đều ra vùng tự do tham gia công tác, bộ đội, du kích hoặc dân công hỏa tuyến, không một ai tham gia tề, ngụy, chỉ điểm tay sai cho giặc.

Trong chống Mỹ cứu nước hầu hết thanh niên họ Đào đã lên đường cầm súng không ít là sĩ quan sơ, trung cấp là cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị, hậu cần hoặc cán bộ khoa học kỹ thuật trên khắp chiến trường, không một ai đào lại ngũ, không ít liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, dòng họ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng, góp phần tạo nên xã Cổ Loa đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày nay dòng họ Đào tích cực thực hiện nghiêm chính sách, xây dựng quê hương giàu đẹp. Trước cơ chế thị trường nhiều thanh niên họ Đào đang là sĩ quan sơ trung cao cấp của lực lượng vũ trang (bộ đội và công an) bảo vệ sự bình yên của đất nước và nhân dân.

Nếu xét về huyết thống một dòng họ có mấy ngàn năm lịch sử là điều chưa thể làm ngay được. Chỉ thấy rằng những người mang tên họ Đào sống ở ngõ Thị Thôn xưa - Xóm chợ Cổ Loa ngày nay đều giàu lòng yêu nước có công xây dựng và bảo vệ Kinh thành Cổ Loa.

Do kế  thừa tinh hoa ngàn năm để lại trong bia đá cổ của nhà thờ xưa có ghi: "Từ xa xưa (tục truyền đầu triều Lý) dòng họ đã có nhà từ đường, có bài vị, chiếu thư, gia phả ghi chép rõ ràng. Đến cuối thời Hậu Lê nhiều lần binh hỏa đã thiêu thành tro bụi".  Mãi năm Thành Thái thứ 9 mới được khôi phục lại mang tên nhà thờ họ Đào. Tháng 2 năm 1953 thực dân Pháp và bọn tay sai bất nhân vô đạo đã tàn phá nhà thờ. Đến nay dòng họ chỉ còn lưu giữ được 5 văn bia và một lư hương cổ bằng đá. Trong trí nhớ người già còn truyền tụng và in đậm nhiều câu đối như:

Đế Đô thành quách thanh danh cựu

Đào tộc cung đình cảnh sắc tân

Hay:

Lý Triều định đô vương Tứ phúc

Đào trạng văn quan quốc ân thân

(chữ "Tứ" có nghĩa là ban phát, cho tặng. "Đào trạng văn quan" là Đào Cam Mộc. Ngài xuất thân từ võ quan do ham đọc sách thánh hiền, hiểu thông cổ kim, đoán biết vận trời đất nên các quan trong triều và dân tôn vinh ngài là Đào trạng văn quan. Câu đối do Lý Thánh Tông vi hành qua ban tặng).

Với niềm hy vọng lịch sử họ Đào sẽ được  đóng góp tích cực trong việc "Bảo tồn, tôn tạo, hướng tới xây dựng và tôn vinh khu di tích thành Cổ Loa trở thành công viên lịch sử - sinh thái - nhân văn của Thủ đô Hà Nội".

    (Trích Quyết định số 1004 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

 Minh Trí

Các Tin liên quan