Sư Tổ Thiền Sư Tiến sỹ Đào Dương Bật
Kính bạch : - Chư tôn túc Hoà Thượng –
Ni trưởng - Ni sư - Đại Đức - Tăng Ni
Kính thưa : - Các Quý vị Đại biểu khách quý !
Thưa : Toàn thể đạo tràng cùng chư vị Phật tử thập phương gần xa !
Hôm nay chúng ta long trọng kỷ niệm 730 năm khai sáng Yên Ninh Tự, thôn Đông Trang, xã Ninh An, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình. Nguời khai sáng Yên Ninh Tự chính là Thiền Sư, Tiến Sĩ Triều Trần Đào Dương Bật - Thuỵ Tĩnh Hảo
Từ hào khí Đông A năm xưa, vang dội trống trận triều Trần đại thắng Quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), do Thượng Hoàng Trần Thái Tông lãnh đạo, chỉ huy. Ngài đã nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông rồi cùng Hoàng Thái Hậu về vùng rừng núi Ô Lâm Tràng An xây dựng cung điện, lập chùa Khai Phúc, thôn Hành Cung, xã Ninh Thắng rồi vào Ninh Hải lập Am Thái Vi tu tập. Đồng thời xây dựng, củng cố căn cứ địa chiến lược Hành Cung Vũ Lâm.
Năm 1279 Đức Vua Trần Thánh Tông bước lên Thái Thượng Hoàng. Nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông lên làm vua năm 21 tuổi. Ông có tên thật là Phật Kim và Nhật Tôn. Nhân Tông là Thụy Hiệu.
Đức vua Trần Nhân Tông lên ngôi đúng lúc nước Đại Việt đang đứng trước nguy cơ hiểm họa bị xâm lược của quân giặc Nguyên Mông đang hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Chúng liên tục cho sứ sang dụ và dồn ép quân sát biên giới phía Bắc nước ta.
Là người đứng đầu nhà nước, Trần Nhân Tông không chịu khuất phục. Năm 1282 Trần Nhân Tông mở hội nghị quân sự Bình Than, phân công các tướng lĩnh, vương hầu đi đóng giữ những nơi hiểm yếu của đất nước.
Năm 1283 đức vua Trần Nhân Tông phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là Quốc Công, Tiết Chế thống lĩnh thiên hạ, Chư Quân sự và đích thân đức vua đem các vuơng hầu, tướng lĩnh, điều động quân thủy, quân bộ tập trận, đốc thúc kiểm tra các nơi.
Năm 1274 đất nước nóng bỏng về chiến tranh sắp xảy ra. Trần Nhân Tông cho mở hội nghị tại Điện Diên Hồng. Đại diện cho trăm họ, hàng trăm bô lão đã về cùng tham gia bày mưu đánh giặc. Với tinh thần muôn người như một: “Quyết đánh”...”Sát thát”. Cả nước sục sôi khí thế chuẩn bị.
Về Ninh Bình có cảng Lẫm, Thần Phù (Vùng Yên Lâm, Yên Đồng, huyện Yên Mô) và giao Trần Tộ - Trần Triều Thượng tướng quân trấn giữ phía Đông, các đoàn thuỷ chiếm đóng giữ ở cửa Vân Sàng - Dục Thúy Sơn - Hải Khẩu - Đại An Ninh Bình...
Năm 1283 Đức Vua chỉ đạo, giao cho cụ Đào Dương Bật, Tướng lĩnh Triều Trần xây dựng, lập tiền tiêu phía Đông Nam Hành Cung Vũ Lâm.
Cụ Đào Dương Bật từ Đông Sơn – Thanh Hoá ra tu học thi đậu Tiến sĩ Triều Trần, khoa thi Ất Hợi (1275). Làm quan ở Phủ Tràng An, ngoại trấn Thanh Hoá. (Phủ Tràng An khi đó thuộc đất Thanh Hoa. Rộng, dài từ Trường Yên đến hết tận Nga Sơn – Thanh Hóa. Sau mới phân chia thành Ninh Bình).
Cụ trấn giữ, khai mở chiêu lập dân binh từ phía Tây Phủ Tràng An (vùng Tam Cốc – Bích Động – Ô Lâm) ra phía Đông. Mãi sau hoà bình lập lại nhân dân Ninh An vẫn còn cấy ruộng đất, ở Thiện Dưỡng Ninh Vân, Gôi Khê Ninh Hải)...
Vâng mệnh Đức Vua Trần Nhân Tông (Điều Ngự Giác Hoàng – Sư Tổ Phật Giáo Việt Nam), Cụ Đào Dương Bật với bộ óc trí thức và thiên phú đã lựa chọn vùng huyệt đạo này xây dựng, khai lập, đặt tên Chùa là Yên Ninh làm tiền tiêu cảnh giới, giặc Nguyên Mông từ cửa biển Thần Phù (Nơi khéo tu thì nổi - Vụng tu thì chìm...) đánh lên. Từ phía Nam Nghệ An, Thanh Hóa đánh ra. Làm phên dậu, trực tiếp chiến đấu, bảo vệ cho Hành Cung Vũ Lâm. Nơi cả Triều Trần co cụm, về sau khi tạm rời Thăng Long, làm vườn không nhà trống. Đóng giữ làm Trung tâm lãnh đạo, chỉ huy hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Tiền tiêu Yên Ninh Tự cách nơi Vua ở hơn 3 km phía Tây Bắc đường chim bay. Cổng Tam Quan Chùa cao vời vợi chính là đài quan sát quân giặc. Phía trong Chùa là quan, quân ở, thay nhau trực cảnh giới. Kết hợp chặt chẽ với chùa An Cảnh thôn Bộ đầu. Sẵn sàng trực tiếp chiến đấu.
Câu đối phía trước ở cổng Tam Quan cho ta thấy: Vị trí quan trọng của Tiền tiêu cao, to đẹp đẽ: Nguy nguy ngật lập, tam quan quyết và rộng lớn mênh mông, phía trước tám cửa khai thiên bát chính đạo là: Đãng đãng trùng khai bát chính môn. Đôi câu đối phía trong cũng tạm sơ lược hiểu được: Thắng khái Vĩnh an ninh địa cổ (đất này thắng giặc, mãi bình yên chẳng nơi nào có được) và Thọ đoan tuế tĩnh khởi phúc môn (Nơi chùa mãi mãi khai cửa phúc).
Cụ Đào Dương Bật đã cùng quan, quân và con cháu cụ luôn sát cánh cùng hai Vua Trần Thánh Tông - Trần Nhân Tông, trực tiếp quyết chiến đấu chống quân Nguyên Mông xâm lược lần hai (1285) diễn ra ác liệt nhất tại đất Ninh Bình. Trích theo: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi:
“... Về phía
Bọn chúng huy động hết lực lượng ra Bắc, nhằm phối hợp với Thoát Hoan mang theo 40 vạn quân từ phía Bắc, từ Thiên Trường Nam Định, đánh vào bao vây thế gọng kìm, hòng ép Triều đình ta vào giữa để cất vó. Định bắt gọn ta ở Truờng Yên...”
“... Tình hình rất nguy ngập: Vũ Lâm – Ô Lâm - Thiện Duỡng... bị bao vây tứ phía. Tuơng kế, tựư kế lợi dụng địa hình, cách đánh linh hoạt, bất ngờ khi địch chủa quan. Chờ cho giặc tiến xuống đồng cỏ, đồng lầy thụt, phía Tây
“... Ngày 07/06/1285 (tức ngày 05/03 Ất Dậu), Quân Trần đánh tan quân Nguyên Mông trên đất phủ Trường Yên. Giải phóng toàn bộ Ninh Bình cũ, Quân giặc không một tên chạy thoát...”
Đại Sử Việt Ký Toàn Thư kể lại:
“... Tháng 5 ngày mồng 3 năm 1285 (Ất Dậu), hai Vua Trần đánh thắng giặc ở Phủ Trường Yên, chém đầu, cắt tai giặc nhiều không kể xiết...”
“... Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược kết thúc. Cố đô Hoa Lư, Trường Yên, Ninh Bình hoang tàn đổ nát. Những người chiến thắng giặc trên đất này cũng chính là những người làm cho đất này rực rỡ, nở hoa, kết quả...”.
Kinh qua thời gian dài, đi cùng những chiến công xuất sắc lập được vì dân, vì nước, nhất là hai lần góp phần đáng kể vào thắng lợi to lớn chống quân Nguyên Mông xâm lược nước ta 1285 – 1288, Thiền sư - Tiến sĩ Đào Dương Bật đã được Đức Vua ban tặng, phong thăng các chức vụ lên tới bậc Trụ cột Triều đình: Thượng Thư bộ binh - Chưởng Đại đội - Tả thị lang - Đặc tiến phụ quốc – Kiêm đông các đại học sĩ - Nhập thị kinh diên - Trưởng lại Bộ sứ đài.
Thiền sư ảnh hưởng sâu sắc đến Triều Trần trong việc tụ tập Thiền tông ngay cả trong khi đang làm nhiệm vụ chính của người Tướng lĩnh. Sau cụ đã xuất gia từ Yên Ninh Tự đi tu là Đào tướng công thiền sư, lại được Vua ban tặng Tứ Thụy hảo hảo tiên sinh – Tĩnh hảo tôn thần – Kim Khâm tặng chức Phong vi – Quang ý - Dực bảo trung lưng – Trung đẳng thần kim hựư gia tăng: Trác Vĩ Thượng đẳng thần. Cuối đời an nghỉ vĩnh hằng tại lăng mộ xứ đồng trên làng Đông Trang. Huý kỵ 22/10 ÂL hay ngày Đông Chí hàng năm.
730 năm qua – Yên Ninh Tự nhìn lại góc nhìn Phật giáo tâm linh - Với lịch sử văn hoá dân tộc. Thật vinh dự tự hào - Rất hiếm hoi ở thế kỷ 13, 14 đã có 1 sư tổ trí thức bậc nhất ở Ninh Bình đi tu nằm trong giới Phật giáo.
Sư Tổ có nhiều công lao trong việc góp phần xây dựng nền móng Phật giáo nước nhà như xây dựng Tam Cốc Bích Động – xây dựng Yên Ninh Tự - Chùa Khoái Chí Ninh Phúc và gần đây nhất tháng 7/2014 Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã duyệt trình chiếu trên VTV1 phim tài liệu lịch sử “Danh nhân đất Việt”. Người xây Hành Cung Vũ Lâm chính là Sư Tổ Đào Dương Bật.
Bằng việc giáo hóa – hoằng hóa, Sư Tổ đã để lại cho các thế hệ tiếp nối và trực tiếp gần nhất là con cháu, hậu duệ họ Đào Đông Trang – Ninh Bình – Bắc Giang – Nam Định – Thái Bình... nối dõi khí chất “... Đối với nước là tôi trung – Đối với nhà là con hiếu – Sống giữ chữ Trung, chữ Hiếu – Thác hiển anh linh – Con cháu nối đời làm Tướng – Tước phòng công hầu... Dòng họ Đào có Trạng Nguyên, nhiều tiến sĩ. Họ Đào Đông Trang có 4 tước công, 10 tước hầu và nhiều bá, tử, nam ở thời phong kiến chống giặc ngoại xâm.
Việc phụng sự, báo hiếu Sư Tổ - Tiến sĩ Đào Dương Bật – Thụy tĩnh hảo ở Yên Ninh Tự đã được Sư Trụ trì Thích Diệu Nhân cùng phật tử luôn hằng tâm làm tròn Phật đạo, đã khôi phục, xây dựng, tăng bổ, đại trùng tu 19 năm qua kể từ 1995 đến nay gần như hoàn chỉnh trọn vẹn ngôi chùa. Hoạt động Phật sự đã đi đúng hướng. Lấy đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội làm gốc cho mọi hoạt động công tác. Rèn luyện tu dưỡng, tu tập hàng ngày cho bản thân và Phật tử. Giáo hóa – Hoằng hóa cho lớp lớp nhân dân, tín đồ, Phật tử, cho các cháu thanh, thiếu niên, nhi đồng luôn gắng công học tập, hành động noi theo gương sáng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như gương sáng Sư Tổ. Đi làm từ thiện văn hóa xã hội khắp mọi miền Tổ quốc – mở cảnh chùa nhiều nơi... chăm nuôi, cưu mang, đùm bọc, che chở nhiều con trẻ bất hạnh... đỡ đầu nhiều thế hệ học sinh trưởng thành đến bậc Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Công nhân kỹ thuật bậc cao... Giúp ích cho xã hội một phần nhờ đáng kể (176 cháu). Thông qua kết nối Tây phương Cực lạc mà làm tốt việc đời để đẹp đạo. Sống biết lấy yêu thương làm gốc cho mọi lý – sự đời. Điều đặc biệt là đã tôn dựng nhà tổ Thiền sư Tiến sĩ Triều Trần Đào Dương Bật – Thụy Tĩnh Hảo có giá trị to lớn, nhằm tôn vinh gương sáng về Phật giáo Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đồng thời làm chốn tổ cho dòng họ Đào, cho bất kể ai tìm để hiểu hơn – biết hơn đến bằng tiếng gọi lương tri – linh hồn sống, nâng cao tầm giá trị ý nghĩa trước cuộc đời.
Điều hiếm hoi ở một Sư Ni có thể vượt ra ngoài danh phận tu hành đã đi vào mạnh dạn tìm hiểu, khám phá thu nhận viết đề xuất chuyên đề, chương trình nghiên cứu ứng dụng Phật học: “Cung điện Vua ở và Chùa Khai Phúc đầu thời Trần” ở Hành Cung Ninh Thắng và “Trần Nhân Tông ở Ninh Bình” đã được khẳng định hai lần tại Hội thảo cấp quốc gia ở Bắc Giang và Gia Lâm – Hà Nội thành công. Gần đây nhất đã có: Khởi ý – Tâm – Bạch về Sư Tổ - Thiền Sư – Tiến sĩ Triều Trần Đào Dương Bật – Thụy Tĩnh Hảo trên miền đất huyệt đạo Yên Ninh Tự còn nhiều bí ẩn đang dần được khám phá mới còn ở số ít người.
Đó là những tri ân, báo ân hết sức tốt đẹp và cao thượng, song cũng hết sức giản dị, gần gũi ngay giữa đời thường ẩn chứa hào quang, hiển linh vi diệu của Phật pháp mà đến nay chúng ta mới đang ngộ dần ra.
Sư Tổ - Thiền Sư - Tiến sĩ Đào Dương Bật còn là một nhà giáo dục học, bậc Đại học sĩ giảng dạy cho tất cả các Hoàng tử, Công chúa con Vua và con Đại thần trong Triều Trần. Lại là Trưởng Bộ Sử Đài - Bộ Sử lớn quan trọng của Triều Trần đối với đất nước Đại Việt thuở ấy.
Đức độ, dũng lực, tài trí thao lược của Sư Tổ đứng vào bậc Khai quốc công thần - Đặc tiền phụ quốc – Kim Tử vinh lộc Đại phu.
Một vị Sư Tổ là bậc tướng lĩnh cấp cao, trụ cột Triều Trần: Trưởng Đại đội - Tả thị lang - Thượng thư bộ binh - Nhập Thị Kinh Diên có thể đạt hàm tướng cao nhất tại Ninh Bình thời bấy giờ. Sư Tổ đã đóng góp công lao lớn trong hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta gây chấn động lẫy lừng thế giới thời bấy giờ.
Thiền sư - Tiến sĩ Triều Trần Đào Dương Bật - Thụy Tĩnh Hảo với Yên Ninh Tự là một vị Sư Tổ tận trung với nước, tận hiếu với dân, với tổ tiên nguồn cội, làm toả sáng hào quang Phật – Pháp – Tăng. Ngẫm lại cũng thật hiếm hoi một nhà Sư viên tịch đã được Vua gia ban đến Trác Vĩ Thượng Đẳng Thần. Thần đã hoà vào tất cả dân làng, Phật tử trong ngoài địa phương và Phật giáo Ninh Bình...
Kỷ niệm 730 năm khai sáng Yên Ninh Tự hôm nay và Kỵ nhật ngày mai cho ta tìm lại một dấu ấn lịch sử văn hoá Ninh An – Hoa Lư – Ninh Bình, Họ Đào toàn quốc và dân tộc Việt Nam không thể nhạt phai. Một Sư Tổ rất được tôn kính, trân trọng, tán thán, ...noi gương học tập.
Ngày lễ kỷ niệm này là bó tâm nhanh sám hối – Tri ân – Báo ân với Đức đại Thần Tổ họ Đào tên Dương Bật hãy hiển linh chứng minh cho mỗi chúng con có mặt, thay mặt cho những người chưa đến được Yên Ninh Tự chốn Tổ người.
Mong người hỷ xả cho mỗi chúng con những ân điển tốt đẹp của cuộc đời để đi tới và làm nên chiến thắng.
Sư Tổ Đào Dương Bật đến nay cũng chưa được xem xét, bổ sung một cách nghiêm túc và công bằng để khẳng định rõ công lao, đức trí, tài cao mà Cụ đã cống hiến hy sinh cho nhân dân, cho dòng họ Đào toàn quốc, họ Đào Đông Trang cũng như nền Phật giáo Hoa Lư – Ninh Bình và cả nước nói chung.
Chùa Yên Ninh mãi mãi tri ân, luôn báo ân với Sư Tổ (Thiền Sư) Tiến Sĩ Đào Dương Bật - Thụy Tĩnh Hảo, phát huy cao những giá trị 730 năm qua, nguyện đoàn kết một lòng xây dựng, phát triển Yên Ninh Tự ngày càng thêm gắn bó tốt đời, đẹp đạo, xứng đáng với di sản bất diệt của Sư Tổ để lại ngày càng thêm sáng, rạng hơn !
Xin cầu nguyện – kính chúc cho tất cả Quý vị gia nhân có mặt trong lễ Kỷ niệm Hội ngộ này luôn Bình an - Mạnh khoẻ - Trí tuệ - Hạnh phúc – Thành đạt - Thọ trường - Nối tử truyền tôn - Đời đời hưng thịnh.