Banner Top

Đào Trung Hiếu - Một thoáng trải nghiệm

 Nói vậy là bởi tác giả chính là một người lính đã có gần hai mươi năm gắn trọn với nghề “nguy hiểm” này, đã cùng với đồng đội đối diện biết bao cam go, thử thách trong những trận đánh, những cuộc điều tra phá án. Tác phẩm như một sự nén lại, đọng lại của cảm xúc về nghề, qua đôi nét chấm phá, phác hoạ. Nhưng, cũng chỉ bằng ngần ấy thôi, đã phần nào giúp bạn đọc có được cái nhìn sâu hơn về sự nhọc nhằn, hơn thế nữa đó là sự chịu đựng, mất mát, hy sinh... mà cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát hình sự trong rất nhiều năm đã kinh qua, nếm trải.

Duyên được biết người “trong cuộc” chưa lâu, nhưng cũng đủ để tôi cảm nhận về con người tác giả giữa bộn bề của đời sống thường nhật.



Tác giả và tác phẩm

Trước khi về giữ chức vụ Đội phó tại Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội, Đào Trung Hiếu từng là chỉ huy Đội Điều tra trọng án - Công an tỉnh Yên Bái. Bởi vậy, trải nghiệm thực tiễn chiến đấu của anh biến thành cảm hứng xuyên suốt trong hàng loạt các truyện ngắn, bút ký đánh án trong tác phẩm.

Là một người bạn, tôi có điều kiện xác nhận những tình tiết trong các bút ký của anh là thật, thông qua hàng xấp bằng khen, giấy khen của Chính phủ, Bộ Công an và của Giám đốc công an các tỉnh, thành phố nơi anh đã công tác. Có lần Hiếu chia sẻ: “...Đằng sau những ghi nhận đó, mặt sau của tấm huân chương là bao mồ hôi và cả máu xương đã rơi âm thầm, không biết chia sẻ cùng ai của những người lính trong cuộc chiến vì bình yên cuộc sống...”. Tôi nghĩ, phải chăng đây chính là nguồn cơn để Đào Trung Hiếu cầm bút trải lòng? Và, với tôi, anh đã thành công trong việc đưa hiện thực cuộc sống, chiến đấu của đồng đội vào trong tác phẩm của mình.

Trước khi gặp anh, trong suy nghĩ của tôi và chắc cũng là của nhiều người, Cảnh sát hình sự phải là những “tay” trông thật ngầu vì nghề của họ thật dữ dội, phải trực tiếp đấu tranh, trấn áp bọn lưu manh, giang hồ “đầu trâu, mặt ngựa”... Bởi vậy, lần đầu gặp Hiếu, cảm giác chung của mọi người đây không phải lính hình sự, mà giống hơn là một thầy giáo làng, chính bởi cái vẻ thư sinh, kiệm lời, khiếm tốn và rất hóm hỉnh của anh. Hiếm khi Hiếu kể về nghề của mình, cho dù vừa trở về từ trận đánh. Anh lẫn vào đời thường, lặng lẽ như khí chất của mình. Ít ai biết rằng Hiếu chính là tác giả quen thuộc trên nhiều tờ báo lớn Trung ương và Hà Nội.

Chính tôi cũng đã hết sức ngạc nhiên, khi vào một buổi chiều nọ, ông bạn công tác ở Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn vào tay tập bản thảo khá dày của Đào Trung Hiếu. Đọc nghiến ngấu, rồi chuyển từ ngạc nhiên sang ngỡ ngàng. Chừng ấy năm trong nghề viết, tôi chưa từng gặp Cảnh sát hình sự nào viết truyện ngắn, bút ký chững chạc như một cây viết có nghề thế này! Chữ nghĩa của anh trong sáng, nhân văn, giàu hình ảnh và đặc biệt là “hút” người, bởi anh sở hữu những chi tiết riêng có mà chỉ người trong cuộc mới biết. Hiếu tả về nghề, khá sâu mà không “lộ”. Đưa ra thông điệp mà cứ tưng tửng như không.

Đọc một lèo “Tiếng súng lạc bầy” mới thấy day dứt về sự bàng quan của mình, của nhiều người đối với lao động đặc thù của cánh hình sự.

Chuyện là, cứ mỗi sáng thức dậy, nhâm nhi tách cà phê, lướt mắt qua trang tin an ninh trật tự trên nhiều mặt báo, thấy có nhiều tin về các vụ trọng án, tội phạm, rồi thì đều có chung lời kết: Cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ. Bẵng đi một thời gian, có thể sau vài giờ, sau vài tháng hay vài năm, cánh phóng viên lại đưa tin vụ án nọ đã được khám phá, kẻ thủ ác phải tra tay vào còng chờ ngày xét xử. Mẩu tin ấy cũng không dài hơn bao nhiêu so với lần trước. Ai đó bảo rằng, đưa tin về mặt trái của xã hội, chỉ nên dừng ở đó là vừa đủ. Cách lập luận hoặc biện hộ cho nhận định này thường rơi vào khoảng lặng. Song, đọc “Tiếng súng lạc bầy”, tôi chợt hiểu rằng, xin đừng bàng quan với vận động của cuộc sống phía sau những dòng tin ấy. Nghĩa là, bên lề những trận đánh, những cuộc truy đuổi, đánh bắt của lính hình sự là biết bao câu chuyện đắng, cay, nước mắt xen lẫn niềm vui hân hoan khi phá án thành công của lính mà mỗi người trong chúng ta rất đáng phải suy ngẫm.

Đọc “Khoảnh khắc đối mặt”, “Bắt kịch sĩ trốn truy nã”, “Truy lùng đêm rừng thẳm” hay “Hành trình 18 giờ bắt cướp”... cuộc chiến đấu của những người lính được tái hiện sinh động như “diễn” trên phim, qua lời kể của người trong cuộc, khiến người đọc đi từ sự lo lắng, hồi hộp đến ngỡ ngàng, thán phục cánh lính hình sự. Đã có nhiều tác phẩm văn học, phim truyện dài tập về đề tài an ninh trật tự đã mô tả sự mưu trí, dũng cảm của lực lượng Công an nhân dân nói chung, của Cảnh sát hình sự nói riêng, trong nhiều chuyên án tấn công tội phạm. “Tiếng súng lạc bầy” một lần nữa vẽ lại bức tranh giữ bình yên cho xã hội của lực lượng Công an, nhưng lần này lại cho bạn đọc một cảm nhận ở khía cạnh khác, mà dường như khi dừng lại lâu hơn từ những chi tiết sống động, qua lời văn chân thực, nhuốm mồ hôi, nước mắt của người trong cuộc, thì người đọc như được chạm đến tận cùng sự thật trong các vụ án, của cuộc sống bên lề các vụ án.

Cũng rất ít khi được nghe cánh hình sự bộc lộ, chia sẻ tâm sự về góc khuất trong đời sống riêng của họ. Vì nghề nghiệp đã rèn họ tính chịu đựng, trầm tĩnh, kiệm lời. Bởi vậy, ít ai biết được đằng sau những cuộc điều tra phá án, những lần đi biền biệt, họ có những nỗi niềm gì? Đọc “Tiếng súng lạc bầy”, những khoảng lặng suy tư của người lính được hé lộ phần nào. Không hiểu sao, tôi cứ bị ám ảnh, sống mũi cay cay bởi một đoạn Hiếu viết trong “Nghề của chúng tôi”: ... Bạn tôi sinh con gái đầu lòng, lúc bố khoác ba lô lên núi bắt ma túy thì con ấm ứ chưa chịu ra, khi bố về con đã đầy tháng. Cảm giác giơ tay ra đón con thơ khi ấy thật... ngượng! Những ngày sau việc nhà bề bộn, thiếu thốn trăm bề, vợ lại mất sữa, đồng lương chiến sĩ chỉ cáng đáng sữa ngoài được vài hộp, lại còn tã lót, áo quần, thuốc thang khi đau ốm, tiền thuê nhà đã đến tháng trả... Ông nào bấu víu được nội, ngoại còn đỡ, chứ đám thân lập thân như tôi thì nguy to.

Vậy đó, khi những chiến công qua đi, tiếng vỗ tay lắng xuống, cởi bỏ bộ quân phục, lính hình sự trở về với ngôi nhà nhỏ của mình trong sự mong ngóng của vợ, con. Cái “ngượng” khi giang tay đón đứa con thơ, cái “vò đầu bứt tai” khi đối diện với những nhu cầu của cuộc sống thường nhật của lính, được Hiếu tả thực nên có sức lay động lớn lao trong người đọc... Cũng chỉ như thế thôi, người đọc đã thực sự hiểu được, các anh không chỉ phải đối diện với bao gian nan, vất vả trong những trận đánh, mà còn phải gồng mình trước cơm, áo, gạo, tiền như bất kỳ ai.

Một lát cắt mỏng về nghề, về cuộc sống riêng của lính loé lên qua những con chữ mộc mạc, như tâm hồn người lính. Điều này khiến cho bạn đọc có được cái nhìn đầy đủ hơn về nghề Cảnh sát hình sự, về những con người phải trực tiếp đối diện với sự nguy hiểm để mang lại cuộc sống bình yên cho mỗi chúng ta.

 

Nhà báo NGUYỄN HÒA

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

replica louis vuitton hobo imitaciones louis vuitton espana cartier love bracelet replica replica gucci shoes louis vuitton tasche gefalscht kaufen louis vuitton messenger bag replica fake bvlgari ring louis vuitton wallet replica Best faux Chanel bags hermes pas cher dior tasche replica van cleef replica gucci replica 1:1 Louis Vuitton Replica replica goyard gucci replica 1:1 replica chanel wallet juste un clou replica chanel imitazioni borse gucci imitazioni louis vuitton messenger bag replica louis vuitton artsy replica louis vuitton denim bag dupe hermes birkin replica imitazioni borse dior cartier bracelet replica chanel sunglasses replica chanel wallet replica louis vuitton backpack replica replica cartier love bracelet replique sac ysl van cleef replica chanel replica hermes birkin replica louboutin pas cher bolsos louis vuitton outlet Replica Gucci Belts replica goyard replique Sac Louis Vuitton chanel replica Louis Vuitton wallet copy replica gucci wallet knock off chanel bags Replica Gucci Belts Louis Vuitton replica chanel replica louis vuitton backpack replica gucci shoes replica fake louis vuitton wallet scarpe louis vuitton imitazioni