Banner Top

Dòng tộc họ Đào trên vùng quê Phú Thứ

 Qua lịch sử Đảng bộ xã Phú An, tôi hỏi thăm và được gặp gỡ ông Đào Quang Từ (Ba Từ), nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận tỉnh Cần Thơ (1998 - 2006). Tiếp theo, được tiếp cận tư liệu từ một số vị cách mạng lão thành, tôi thật sự ấn tượng về truyền thống yêu nước của dòng tộc họ Đào. Một dòng tộc mà trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước đã có: 3 vị lão thành cách mạng; 3 Mẹ VNAH; 3 thương binh; 2 nữ tù chuồng cọp Côn Đảo; 18 liệt sĩ và toàn dòng tộc cùng tham gia nuôi chứa bảo vệ cách mạng.
 
 

 Ông Đào Văn Quyện. (Ảnh: Gia đình nhân vật cung cấp)

1. Ông Đào Văn Quyện là một trong số 5 người con của ông Đào Văn Sâm. Theo lời ông cha kể lại, ông Quyện biết nguồn gốc tổ tiên mình ở làng Lạc Thủy, huyện Hoài Đức (Hà Đông). Tổ phụ ông vốn là một võ quan triều Lê nhưng đã từ quan, được Chúa Nguyễn chiêu hiền đãi sĩ, điều về trấn giữ ở phía Nam. Sau đó cùng những người Nam tiến, đến khai khẩn đất vùng Cái Da - Cái Sâu, Bùng Binh - Bến Bạ, Cái Cui - Phú Hữu... Riêng gia tộc họ Đào khai khẩn vùng Cái Da - Xẻo Kè, làng Phú Thứ (hơn 200 năm trước). Ông Sâm sinh ra tại vùng đất này (nay thuộc phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ), lớn lên, cưới vợ người làng Long Tuyền...

 

Ông Đào Văn Quyện kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Mười (sinh năm 1898); có 6 người con, trong đó người con trai cả tên Đào Văn Tần (sinh 1919). Theo lời bà Lê Thị Cân (Xuân) - vợ ông Tần (sinh 1917, quê Kế Sách-Sóc Trăng), khi 20 tuổi, về làm dâu nhà họ Đào, dần dần bà được hiểu: Tổ phụ họ Đào là một trong những thủ lĩnh - lúc đầu thuộc lực lượng nghĩa quân của ông Trương Định, về sau thuộc nghĩa quân của ông Nguyễn Trung Trực. Lò võ Cái Da là nơi tuyển và huấn luyện tráng đinh cho nghĩa quân, đồng thời đã trực tiếp đánh Pháp nhiều trận...

Trước Nam kỳ khởi nghĩa, ông Quyện được ông Bảy Cùi (một lãnh đạo cách mạng) giao nhiệm vụ tham gia hội tề làng Phú Thứ, mục đích để bảo vệ cách mạng. Bằng đạo đức, năng lực, uy tín của mình, ông Quyện đã vận động hiệu quả các nhân sĩ, thân hào, hội tề các làng lân cận (Thạnh An, Phú Thứ, Phú Hữu, An Bình, v.v...), tạo nên mạng lưới hoạt động sâu rộng trong vùng. Những năm 1936-1939 và sau Nam Kỳ khởi nghĩa, giặc cấm đoán, khủng bố ác liệt, nhưng dưới sự “vận hành” của ông Quyện, các tổ chức quần chúng tại địa phương như Hội tương tế - ái hữu; hội ma chay; hội dạy nghề; hội đình-chùa; vạn vần đổi công, v.v... vẫn được giữ vững, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống của nhân dân. Riêng lò võ của ông vẫn tiếp tục hoạt động, võ sinh thường xuyên luyện tập tại đền Xẻo Kè và sau vườn nhà ông Quyện. Khu vực đền Xẻo Kè tọa lạc cũng là nơi chôn cất vũ khí, tài liệu và là nơi đi – về của cán bộ cách mạng.

Ông Quyện giao cho bà Cân (là con dâu duy nhất) chăm lo việc ăn uống cho võ sinh; mua sắm, chuyển thực phẩm, vật dụng thiết yếu cho các vị thầy tu ở các chùa vốn là cơ sở cách mạng từ trước Cách mạng Tháng Tám. Đó là: Giác Quảng Tự ở ấp Lợi Nguyên A (An Bình-Cần Thơ); Bửu Minh Tự, An Sơn Tự (Tịnh Biên-An Giang)... Đền Xẻo Kè, Giác Quảng Tự, Bửu Minh Tự, An Sơn Tự cùng những đền, chùa ở Cái Sâu; An Bình... do tổ phụ họ Đào và các vị bô lão trong vùng đóng góp xây dựng nên từ rất sớm, sau khi đến vùng này định cư và khai khẩn đất. Riêng đền Xẻo Kè gắn liền với hoạt động cách mạng vùng Phú Thứ (từ thuở chưa có sự lãnh đạo của Đảng) mà dòng tộc họ Đào là nòng cốt.

Lịch sử Đảng bộ xã Phú An xác định: Chính trước sân đền Xẻo Kè, Trung đội Cộng hòa vệ binh - đơn vị võ trang đầu tiên của các làng ven bờ sông Hậu, ven thị xã Cần Thơ được thành lập, do ông Đào Văn Tần (chồng bà Lê Thị Cân) là Chỉ huy trưởng. Cách mạng Tháng Tám thành công, chi bộ Cái Da - Phú Thứ đã lãnh đạo khởi nghĩa thắng lợi nhanh, trọn vẹn; người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cướp chính quyền làng Phú Thứ và các làng lân cận là ông Đào Văn Quyện - đập tan âm mưu cướp chính quyền của lực lượng giáo phái phản động tại cơ sở. Sau đó, ông Đào Văn Quyện được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân - người chủ tịch xã đầu tiên của nơi này.

2. Cũng theo lịch sử Đảng bộ xã Phú An, từ tháng 3 đến tháng 8-1947, địch (gồm lính Tây, quân giáo phái phản động) đã mở 4 cuộc “đại bố”, sát hại gần 700 thường dân và cán bộ ở vùng Bà Hơn, Cái Da, Phú Thứ, Cái Nai, Thạnh An, Đông Phú, Cái Chanh, Thường Thạnh, Thường Đông, Cái Muồng, Cái Sâu, Đông Phước - trong đó có 58 người bị giết tập trung ở nhị tỳ Cái Nai. Bà Đào Thị Năm (Phú), con ông Đào Văn Quyện, lúc bấy giờ là đoàn trưởng phụ nữ xã Phú Thứ, trong lúc bị giặc mổ bụng đã lên án, kết tội chúng, và bị chúng cắt cổ tại nhị tỳ Cái Nai... Bà Phú là 1 trong 7 thi thể cán bộ được hai cơ sở cách mạng người Hoa (trong đó có 1 đảng viên) đã dũng cảm đi tìm, phát hiện, đưa thi hài về căn cứ.

 

 
 

Ông Hai Phủ (thứ sáu từ trái qua), ông Ba Từ (thứ tư từ phải qua) cùng gia đình và các vị khách đến dự giỗ tổ họ Đào và cúng đền Xẻo Kè. (Ảnh: NB)

















     Ngoài bà Đào Thị Năm, ông bà Đào Văn Quyện còn có người con gái khác tên Đào Thị Hớn, liệt sĩ - được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng năm 2014. Bà Hớn tham gia hoạt động cách mạng tại quê nhà, sau được điều lên Sài Gòn làm công tác hậu cần cho Quân khu 7, rồi hy sinh trong một chuyến công tác vào tháng 10-1974 (âl). Con trai lớn của bà tên Nguyễn Thanh Tùng, là bộ đội Tây Đô, hy sinh trong trận Chày Đạp năm 1964. Con thứ là Nguyễn Thanh Dương, bộ đội miền Đông, hy sinh trong đợt I Mậu Thân 1968.

 

Trong ngày giỗ tổ họ Đào, đồng thời cũng là dịp cúng đền Xẻo Kè (mùng 2 tháng Chạp năm Giáp Ngọ) tôi đã gặp ông Đào Quang Phủ (Hai Phủ, con ông Đào Văn Tần), và vợ ông - bà Hà Thị Tố Nga, là đại tá quân đội. Cả hai ông bà đều là kỹ sư vô tuyến điện, đều có gần 60 năm tuổi Đảng. Ông Hai Phủ đã 78 tuổi nhưng dáng dấp nhanh nhẹn, minh mẫn, giọng nói rõ, vang. Điều đáng ngưỡng mộ ở ông Hai Phủ là tâm nguyện, ý chí hoạt động vượt tuổi hưu và biên giới quốc gia. Ông hiện có công ty với tầm hoạt động vươn tới tận Châu Phi. Ông mong muốn tìm được một “đầu mối” tại quê hương - để ông có thể “Làm được điều gì đó cho Cần Thơ, ví như tổ chức cho nông dân mình sản xuất lúa gạo chất lượng cao, và bao tiêu toàn bộ đầu ra...”.

Không biết nguyện vọng ấy của ông có trở thành hiện thực không trong tương lai. Nhưng tôi cảm nhận được sự quyết tâm của một đảng viên cao tuổi vẫn một lòng theo Đảng, yêu nước, nặng tình với quê hương xứ sở!

Riêng về ông Quyện, được biết thêm: Giai đoạn từ cuối năm 1949 đến tháng 8-1954, ông được rút về Quân khu làm trưởng ban sản xuất... Khi tập kết, do tuổi cao, ông được phân công ở lại miền Nam làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở bí mật, tổ chức hướng dẫn quần chúng vùng ven đấu tranh chính trị... rồi bị bắt vào cuối năm 1957. Thuở sinh tiền, ông Trần Minh Sơn, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ (nguyên Phó ban đấu tranh chính trị tỉnh Cần Thơ giai đoạn 1955-1962), khẳng định: “Trong khi bị bắt giam và sau khi giặc thả về (tháng 3-1958 –NV), cơ sở bí mật của Phú Thứ và cơ sở vùng ven Cần Thơ không bị bể lộ. Do hậu quả tra tấn nhiều của giặc, không có điều kiện chữa trị, ông Quyện lâm bệnh nặng, đã qua đời vào tháng 7-1960”.

Càng tìm hiểu về dòng tộc họ Đào, tôi càng “ngộ” một điều: chỉ có người trong cuộc viết lại hồi ký về gia tộc mình - may ra người đọc, trong đó có các thế hệ đời sau của họ Đào, mới có thể hiểu biết rõ hơn, để tự hào, noi theo, và tiếp nối truyền thống vẻ vang của dòng tộc. Trong đó, nổi bật có gia đình ông Đào Văn Tần, con trai cả của vị chủ tịch xã đầu tiên Đào Văn Quyện.

(Còn tiếp)


Bài 2: CON TRAI CẢ ÔNG QUYỆN

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

replica louis vuitton hobo imitaciones louis vuitton espana cartier love bracelet replica replica gucci shoes louis vuitton tasche gefalscht kaufen louis vuitton messenger bag replica fake bvlgari ring louis vuitton wallet replica Best faux Chanel bags hermes pas cher dior tasche replica van cleef replica gucci replica 1:1 Louis Vuitton Replica replica goyard gucci replica 1:1 replica chanel wallet juste un clou replica chanel imitazioni borse gucci imitazioni louis vuitton messenger bag replica louis vuitton artsy replica louis vuitton denim bag dupe hermes birkin replica imitazioni borse dior cartier bracelet replica chanel sunglasses replica chanel wallet replica louis vuitton backpack replica replica cartier love bracelet replique sac ysl van cleef replica chanel replica hermes birkin replica louboutin pas cher bolsos louis vuitton outlet Replica Gucci Belts replica goyard replique Sac Louis Vuitton chanel replica Louis Vuitton wallet copy replica gucci wallet knock off chanel bags Replica Gucci Belts Louis Vuitton replica chanel replica louis vuitton backpack replica gucci shoes replica fake louis vuitton wallet scarpe louis vuitton imitazioni