Banner Top

Một người thầy nặng lòng trong nét chữ

Nghệ nhân viết chữ đẹp...

Từ những năm 2002, khi Bộ Giáo dục có đợt cải cách chữ viết, tại  Quyết định số: 31/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 14/06/2002, thầy Đào Duy Tuấn  bắt đầu ôn lại từng nét chữ truyền thống ngày xưa theo chuẩn mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cải cách, vì trước đây thầy viết Giấy khen và Bằng tốt nghiệp thường thường là tự do cảm hứng (phóng tay). "Khoảng hơn tháng sau, tôi thấy mình viết đúng và chính xác trông thấy". Thầy quan niệm là chữ đẹp trước hết là phải chuẩn theo chữ Quốc ngữ được Quốc hội thông qua (chữ cải cách), sau đó mới sáng tạo. Mấy ông bạn thường nói, “ông viết chữ đẹp thế này, sao không mở lớp dạy mà lấy tiền. Ông dạy chữ cho con chúng tôi luôn đi...”

Thầy Đào Duy Tuấn đang hướng dẫn cháu Khánh Châu và Khánh Huyền HS lớp 2 Hoàng Diệu, HN.

Trong rất nhiều lứa học trò của mình, có lẽ thầy Tuấn không bao giờ quên hình ảnh về em học trò đầu tiên tên Lại Văn Đức. Vào năm 2003, bố mẹ Đức đến đặt vấn đề nhờ thầy dạy chữ cho con mình. Đức là học sinh cá biệt của trường tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy), có tố chất thông minh, nhưng cá tính rất rõ. Hằng ngày, học trên lớp em thuộc diện rất khó bảo nên học hành mỗi ngày một kém, chữ viết càng ngày xấu. Mặc dù trong nhà có người thân đang là Giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội nhưng, hầu hết các thầy cô và bố mẹ đã gần như bế tắc trước việc dạy dỗ Đức.

Thầy nhớ lại: “Hôm đầu tiên thầy gặp Đức, tôi đứng rất nghiêm trước mặt em và nói: Thầy chào con! Đức không nói gì, cứ uốn éo rồi cười. Lần sau tôi vẫn cứ kiên trì đứng nghiêm túc chào em rồi tự giới thiệu về mình. Đức vẫn phớt lờ sự hiện diện của tôi. Tôi hỏi, thầy là người lớn tuổi hơn con, trước đây học cùng phổ thông với bố của con đấy, hơn nữa thầy dạy chữ đẹp cho cả các thầy giáo, cô giáo của con đấy mà vẫn tôn trọng chào con. Tại sao con lại không chào thầy? Thầy không đáng để con tôn trọng hay sao? Hay là thầy ăn mặc…, nói năng không đúng mực với con vvv… Tuy nhiên, sau một thời gian, Đức bắt đầu tò mò về những nét chữ tôi viết. Em hỏi: “Sao thầy viết được chữ đẹp rồi cũng tập viết theo tôi.” Cứ như thế, tôi dạy cho Đức liên tục 15 buổi (mỗi tuần học một buổi) thì nét chữ và tính nết của Đức càng ngày càng đẹp rạng rỡ, các bạn học và thầy cô giáo ở trường ai cũng thấy lạ khen lấy khen để mà không hiểu vì sao.

Sau đó, Đức đã thi đỗ vào trường cấp THPT Nguyễn Tất Thành (lớp 6 khối THCS), em học càng ngày càng giỏi, mà tính tình lại hiền lành được thầy yêu bạn mến. Từ khi viết được chữ đẹp, Đức còn học được thói quen tốt là chép các bài thơ, bài văn hay và thậm chí còn làm thơ tặng ông nội và những người thân trong gia đình. Những bài thơ em làm, em chép đều được cha mẹ cẩn thận cất giữ. Bố Đức lái xe của Trường ĐHSP Hà Nội đi đâu cũng mang theo những bài thơ em chép.

Theo thói quen đó, trong một chuyến công tác lên Phú Thọ, bố của Đức cũng mang theo những bài viết chữ đẹp của con mình và mọi người tò mò hỏi về chủ nhân của những nét chữ đó mà ai cũng ngỡ ngàng vì không ngờ Đức lại viết đẹp vậy. Mọi người ùa vào hỏi thăm và xin địa chỉ của người dạy chữ đẹp cho Đức. Vào những năm 2005 - 2006, Trung tâm giáo dục Thường xuyên Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ nhờ thầy Tuấn dạy chữ đẹp cho giáo viên Tiểu học, chủ yếu là giáo viên Tiểu học học ĐHSP hệ Từ xa của Trường ĐHSP Hà Nội và các giáo viên chuyên dạy viết chữ đẹp cho học sinh ở Thành phố Việt Trì. Lúc đầu lớp đăng ký 70 người, về sau đã lên đến hơn 100 giáo viên, có cả giáo viên Giáo dục Mầm non nghe tin cũng kéo đến Hội trường chen nhau nghe thầy giảng... 

Thầy Tuấn cho rằng, mình có duyên với những học sinh cá biệt, từ em Đức đến em thứ hai cũng đều là học sinh cá biệt, em này học ở trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh. Năm đó, em này đang học lớp 12 nhưng rất cá tính, một phần vì mải chơi, một phần chữ xấu lên điểm kém, kết quả học tập  sút kém, cha mẹ em quá kỳ vọng vào em nên đã mắng mỏ em. Cho là cha mẹ không hiểu gì về mình nên em đã bỏ trốn nhà sang nhà bạn để tránh gặp cha mẹ. Vậy mà cuối cùng thầy cũng đã dạy thành công, em tốt nghiệp loại giỏi cấp III và kỳ thi Đại học, em đã đỗ vào Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội ... Trong các trường hợp dạy học sinh cá biệt, có lẽ thầy đáng nhớ nhất là trường hợp con trai Nhạc sỹ, nghệ sỹ Đức Tuyết, học sinh lớp 12, vì mải chơi chưa ham học, chữ viết rất xấu. Gia đình rất lo sợ em không thể vượt qua kỳ thi hết cấp sắp tới nên đã đến nhờ thầy về dạy.

Sau một thời gian, cô giáo chủ nhiệm gọi điện trực tiếp đến cho Nhạc sỹ Đức Tuyết. Ông thầm nghĩ, chắc con mình lại mắc khuyết điểm gì nên bị nhà trường gọi điện. Nhưng, đây là là tin tốt lành vì cô giáo chủ nhiệm hỏi vì sao con Nhạc sỹ lại viết chữ đẹp và học giỏi tiến bộ nhanh đến 360 độ. Cô giáo bảo không biết xuất phát từ động cơ nào? Ai giúp đỡ mà em tiến bộ nhanh đến như vậy. Sau đó, không những thi đỗ tốt nghiệp cấp III mà em còn đỗ luôn vào trường Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội...

Tiếng lành đồn xa về thầy, người này giới thiệu người khác, thầy Tuấn ở ĐHSP Hà Nội đã nổi tiếng về khả năng dạy viết chữ đẹp. Nếu như nói đến dạy viết chữ đẹp, chuẩn như chữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy thành nghề để về mở Trung tâm luyện chữ đẹp thì chỉ có Thầy Đào Duy Tuấn Trường ĐHSP Hà Nội là yên tâm và chắc chắn. Từ nhiều kênh thông tin khác nhau, các giáo viên, học sinh, giám đốc, Tổng giám đốc... từ mọi miền tổ quốc đã tìm đến thầy chỉ mong được học nét chữ, nết người ở nơi thầy, một nhà giáo hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giáo dục.

Từ học trò đầu tiên thầy dạy với khả năng tự nhiên cho đến khi thầy làm phần mềm dạy viết chữ Việt đẹp bằng CNTT là cả một quãng đường dài đầy khó khăn vất vả nhưng thầy vẫn lặng lẽ hoàn thành trên con đường ươm mầm vun trồng cho tương lai đất nước. Sau 5 năm trời miệt mài trong việc làm phần mềm dạy viết chữ đẹp, năm 2008, thầy đã được Nhà nước công nhận bản quyền tác giả. Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn cộng tác với thầy in đĩa dạy viết chữ đẹp để cung cấp cho giáo viên trong cả nước.

Đến bậc thầy chuyên... mài ngòi bút

Có người nói, nhắc đến thầy giáo Đào Duy Tuấn Trường ĐHSP Hà Nội mà chỉ nói đến những nét chữ đẹp mà không kể đến nghệ thuật mài ngòi bút thì đúng là chưa đủ. Với ý nghĩ có phương pháp viết chữ đẹp và có bút viết được nét thanh nét đậm, giấy tốt thì có lẽ sẽ viết được chữ đẹp. Năm 2003, trong một lần cho con gái về quê Bắc Ninh chơi, tôi đã quyết định đầu tư 50.000 đồng để mua một cái bút viết được nét thanh nét đậm cho cháu Diễm (con gái). Từ ngày có bút mới đắt tiền lại viết được nét thanh nét đậm, cháu cũng viết đẹp hơn rất nhiều. Điều đó làm tôi cũng vui. Tuy nhiên, từ khi con gái viết chữ đẹp lại gây sự chú ý với bạn bè trong lớp. Các bạn cháu ai cũng cố gắng một lần được mượn chiếc bút đó về nhà để viết thử . Cứ như thế, nhiều em mượn về rồi tò mò rút ngòi bút ra xem, rồi có cháu đánh rơi cắm ngòi bút xuống đất nên không thể viết được nữa.

Thầy Đào Duy Tuấn với học sinh trường Tiểu học Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội.

Khi con gái khóc lóc và mang bút về nói đã bị hỏng, tôi một phần vừa bực tức, vừa cay cú vì tiếc cái bút vừa mua xong đắt thế mà lại bị hỏng rồi, phần khác tự hỏi, tại sao cái ngòi bút thế này, người ta mài được mà sao mình lại không mài được. Tôi bắt đầu cầm ngòi bút ra lấy viên đá mài (đá mịn mài lấy nước) từ từ khẽ mài, không ngờ về sau, cái ngòi bút tôi mài đó lại cho ra đời một loại nét bút đẹp hơn chính cái bút mua lúc đầu. Thầy giải thích: Vì khi ngòi bút bị mài thì đầu ngòi bút sẽ nhỏ dần cho nên, nếu viết hướng lên (cạnh phải của ngòi bút) thì sẽ viết ra nét thanh, còn nếu viết bằng bụng (ấn xuống phía dưới) sẽ viết ra nét đậm...

Trước đây, bút có nhẫn hiệu là “Bút nét hoa”, nghe lời thầy Tuấn nên người làm bút đã sửa thành “Bút viết nét thanh - nét đậm”. Mấy hôm sau, con gái lại có bút mang đi học, các bạn trong lớp ai cũng ngạc nhiên hơn vì cái bút đã hỏng nay vẫn thấy Diễm viết được thậm chí còn viết đẹp lúc đầu. Con gái khoe là do bố mình mài đấy, ai cũng khen về nhà bắt bố mẹ đưa đến nhà thầy Tuấn mua bút nét thanh - nét đậm. Cứ thế, các phụ huynh mỗi lần lên mạng chát lại nói chuyện với nhau về nét bút của thầy Tuấn, họ kéo đến nhà thầy đặt hàng mua bút ngày càng nhiều.

Bây giờ, tên tuổi về nghệ thuật mài ngòi bút của thầy đã có ở khắp nơi trên cả nước, từ vùng sâu, vùng xa đến biên giới hải đảo. Bút của thầy bán ra hay biếu tặng, đều mang một ý nghĩa giá trị rất lớn vì nó luôn luôn được đảm bảo từ bàn tay một người thầy mang nặng cái tâm với nghề dạy chữ... Trong hàng trăm, hàng nghìn người tìm thầy học chữ, có người là giảng viên cùng trường hay khác trường, nhưng nếu họ đã ưa thích nét chữ của thầy thì ai cũng nuôi tham vọng có thêm được cái bút do chính tay thầy giáo, nghệ nhân này mài ra.



Theo nguoihanoi.com.vn

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

replica louis vuitton hobo imitaciones louis vuitton espana cartier love bracelet replica replica gucci shoes louis vuitton tasche gefalscht kaufen louis vuitton messenger bag replica fake bvlgari ring louis vuitton wallet replica Best faux Chanel bags hermes pas cher dior tasche replica van cleef replica gucci replica 1:1 Louis Vuitton Replica replica goyard gucci replica 1:1 replica chanel wallet juste un clou replica chanel imitazioni borse gucci imitazioni louis vuitton messenger bag replica louis vuitton artsy replica louis vuitton denim bag dupe hermes birkin replica imitazioni borse dior cartier bracelet replica chanel sunglasses replica chanel wallet replica louis vuitton backpack replica replica cartier love bracelet replique sac ysl van cleef replica chanel replica hermes birkin replica louboutin pas cher bolsos louis vuitton outlet Replica Gucci Belts replica goyard replique Sac Louis Vuitton chanel replica Louis Vuitton wallet copy replica gucci wallet knock off chanel bags Replica Gucci Belts Louis Vuitton replica chanel replica louis vuitton backpack replica gucci shoes replica fake louis vuitton wallet scarpe louis vuitton imitazioni