Banner Top

PGS.TS Đào Mạnh Hùng: Nông thôn bị “chảy máu chất xám”

Là một người trực tiếp tham gia công tác quản lý đào tạo các ngành nghệ thuật, PGS.TS Đào Mạnh Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của những giá trị văn hóa ở nông thôn và sự quan tâm của Bộ VHTTDL đối với công tác đào tạo nghệ thuật đối với con em nông thôn:

“Chúng tôi đánh giá rất cao sáng kiến của Báo điện tử Tổ Quốc khi tổ chức cuộc đối thoại này.  Vấn đề của nông thôn, nông dân và nông nghiệp vốn dĩ gắn liền với sự phát triển của Tổ quốc ta thời chiến, nhưng thời bình thì ít được quan tâm.”

PGS.TS Đào Mạnh Hùng (Ảnh: Ngọc Thành)

Ai trong chúng ta cũng tự hào vì có một vùng quê của mình, dù miền quê ấy giàu hay nghèo. Bởi đó là di sản tinh thần trong cuộc đời của chúng ta. Nếu không có quê hương, chúng ta sẽ bị thiếu hụt một cái gì rất lớn.

Đối với người ở nước ngoài, “quê hương” là Tổ Quốc. Còn với người ở trong nước, “quê hương” chính là miền quê của mình. Quê hương gắn với những gì mà chúng ta nhớ nhất, và đó lại là “cái nghèo”.

Mỗi chúng ta dù có trưởng thành ở bất cứ đâu, mỗi khi nghĩ về quê hương cũng rưng rưng. Những ai càng đi nhiều, tiếp xúc với 5 châu 4 biển, thì càng chạnh lòng khi thấy quê ta nghèo quá. Nếu quy các chi phí thành thị ra thóc, thì mỗi bữa tiệc tương đương với hàng tấn thóc của bà con ở nông thôn.

Nhưng, chính cái vùng quê nghèo khổ ấy mới là nơi sản sinh ra nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Nền nếp, tập tục truyền thống dân tộc sinh ra tại đấy. Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp sinh ra tại đấy. Các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng bắt đầu từ đấy. Chèo ở Bắc bộ, Tuồng ở Trung bộ, Dân ca thì ở 3 miền, tất cả đều từ nông thôn mà ra.

Do đó, nói rằng nghệ thuật truyền thống đang mai một, thì xin thưa, nó chỉ mai một ở thành thị. Còn ở nông thôn, nghệ thuật truyền thống vẫn phát triển. Vào Bình định xem Tuồng, ở trên hát Tuồng ở dưới cũng hát Tuồng. Về Thái Bình xem Chèo Khuốc, ở trên hát Chèo dưới cũng hát Chèo. Nghệ thuật truyền thống rõ ràng vẫn có đất sống ở nông thôn và được nuôi dưỡng ở nông thôn.

Cả nước có 83 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, nhưng chỉ có 33 cơ sở ở thành phố như Hà Nội, Huế, Tp.HCM. Còn lại là ở các tỉnh lẻ. Nguồn tuyển sinh của các cơ sở đào tạo thành thị ở đâu ra? Xin thưa lại là nông thôn. Các em ở nông thôn được tuyển sinh, được đào tạo, và sau đó ở lại thành thị mà không về quê nữa.

Gần như 90% tài năng ở các lĩnh vực văn hóa, thể thao đều sinh ra từ nông thôn. Nông thôn đẻ ra tài năng, nhưng lại không được tài năng quay về để phục vụ lại quê hương. Người ta vẫn nói về việc “chảy máu chất xám” từ Việt Nam ra nước ngoài mà không để ý đến sự “chảy máu chất xám”, “chảy máu tài năng”, “chảy máu văn hóa” từ nông thôn về thành thị.


Tổng biên tập Báo Điện tử Tổ Quốc, ông Mai Linh chia sẻ cùng diễn giả (ảnh: Ngọc Thành)

Mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm với nông thôn

Một truyền thống lâu đời của người nông dân Việt Nam là: sinh con ra, tảo tần cấy lúa trồng khoai, nuôi con ăn học trưởng thành để ra khỏi quê mình, lên thành thị thay đổi cuộc đời. Trào lưu “nhập khẩu” về thành thị đã khiến cho nông thôn ngày càng trở nên trống vắng. Trống vắng ở đất đai – đất hiến cho nhà máy, sân gofl và trống vắng ở cả “con người”. Như vậy, nông thôn còn gì?

Tôi đã đi rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, và thấy là, nhà nước có thể xây các nhà văn hóa, các thư viện to đẹp, nhưng cuối cùng bỏ không vì không có người tổ chức hoạt động. Bởi những người được đào tạo đã không trở về.

Hay là chúng ta thường chê trách những thói xấu của các vùng nông thôn khi phát triển du lịch. Rằng họ chặt chém, chèo kéo du khách, trẻ con thì cứ thấy khách nước ngoài là đuổi bám theo. Có lẽ, có nhiều nét mà chúng ta chưa hiểu được về nông thôn nên đã vội vàng quy kết thế.

Chúng ta cần biết rằng, người nông dân khi chèo kéo một vị khách không hẳn là vì họ tham lam, bởi được bao nhiêu đâu? Sự hy sinh của người nông dân là vô bờ. Họ sẵn sàng nhường đất cho nhà nước, sẵn sàng xẻ gạo nuôi quân, hy sinh chồng con cho cuộc chiến tranh cứu quốc.

Tôi sinh ra ở quê, và sinh ra đúng thời chiến. Tôi không bao giờ quên năm tháng mà thanh niên trong làng đi hết, đi sạch, chỉ còn những người phụ nữ ở nhà. Cứ 5 giờ sáng, những người mẹ lại dậy chất lửa, đun nước, và ra sân gọi hồn con về. Cả làng như vậy. Nhưng không ai về. Cả thế hệ đó hy sinh hết. Gọi con rồi, những người mẹ lại ra đồng cấy lúa để gửi vào tiền tuyến.

Nếu bây giờ chúng ta thấy ở họ có nhiều cái xấu, thì đó chính là trách nhiệm của chúng ta và các cơ quan nhà nước. Người nông dân không được hội nhập, không được đào tạo, sao có thể hiểu được thế nào là cách ứng xử phù hợp với quốc tế. Họ cũng như chúng ta, không thể là những Phù Đổng. Muốn thay đổi được bức tranh nông thôn, thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách làm du lịch của người nông dân thì cần phải có cả lộ trình, mà trong đó cần sự chung tay góp sức của cả xã hội. Tôi chắc rằng, khi người dân đã hiểu thì họ sẽ đóng góp cho xã hội không kém cái ngày họ hy sinh cho độc lập Tổ Quốc đâu.

Tập trung cao độ xây dựng nhân lực nông thôn chất lượng cao

Hiện nay đã có trên 50 trung tâm đào tạo ở các khu vực nông thôn trên toàn quốc từ khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực Bắc Trung bộ, khu vực Tây Bắc đến khu vực Tây Nguyên, Tây Nam bộ…  Các trung tâm này có mục tiêu chính là đào tạo cho con em nông dân tại chỗ, để các em về phục vụ chính quê hương mình.

Bên cạnh đó, chúng tôi đang tập trung cao độ để xây dựng đề án giáo dục, bồi dưỡng cho lao động nông thôn nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu vực đồng bằng ít người và miền núi, đặc biệt là nhân lực quản lý để giữ các thiết chế văn hóa nông thôn quý giá.

Tổng biên tập Mai Linh: PGS. TS Đào Mạnh Hùng đúng là người làm đào tạo, nói rất trúng nhiều vấn đề văn hóa ở nông thôn hiện nay. Những ý kiến của ông Hùng cũng đã cho thấy rõ trách nhiệm của ngành đào tạo đối với nông dân cũng như những vấn đề văn hóa nông thôn như: những giá trị văn hóa gốc đều nằm ở nông thôn; tình trạng chảy máu chất xám ở nông thôn… “Ai cũng muốn lội qua đô thị để biết mình thành cái gì?”. Tiếp theo, có mặt tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Tranh – Phó Chủ tịch xã Sơn Đông sẽ có phần trao đổi đối với PGS.TS Đào Mạnh Hùng:


Phó Chủ tịch Xã Sơn Đông Nguyễn Văn Tranh (Ảnh: Ngọc Thành)

Ông Nguyễn Văn Tranh – Phó Chủ tịch xã Sơn Đông: PGS.TS Đào Mạnh Hùng nói rất đúng những vấn đề văn hóa nông thôn. Văn hóa rất quan trọng với con người, nhất là với những nông dân sau những ngày lao động vất vả, lo toan thường ngày. Vậy tôi xin hỏi PGS. TS Hùng rằng, làm thế nào để nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa của người nông dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhưng vẫn đảm bảo tránh những tác động văn hóa xấu đang lan truyền đến nông thôn?

PGS.TS Đào Mạnh Hùng: Như tôi đã trình bày lúc trước, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với nông thôn. Đúng là trong giai đoạn đất nước mở cửa và hội nhập, chúng ta lại chưa chuẩn bị kỹ càng cho việc hội nhập này nên nhiều lỗ hổng đã lộ ra, trong đó có văn hóa nông thôn.

Hiện nay ngành văn hóa cũng đã có nhiều chính sách đầu tư cho thiết chế văn hóa nông thôn để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa làng xã. Chúng tôi cũng chú trọng công tác tổ chức những hoạt động, chương trình văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp tại các vùng quê; bổ sung cơ sở vật chất cho địa phương như xe thông tin tuyên truyền, loa đài, thư viện xã, thư viện thôn để nâng cao kiến thức cho con em ở nông thôn… Bộ VHTTDL cũng có quy định bắt buộc đối với các đơn vị nghệ thuật là phải có các chương trình biểu diễn ở nông thôn, nghệ sỹ phải có trách nhiệm mang lời ca tiếng hát đến với những người nông dân. Đó cũng là căn cứ để xét tặng các danh hiệu cũng như một tiêu chí đánh giá nghệ sỹ.

Tuy nhiên, để thấy được hiệu quả của các chính sách, kế hoạch này thì cần có lộ trình và thời gian. Và tôi tin rằng, chúng ta sẽ thấy đời sống nông thôn khá lên rõ ràng trong tương lai./. 
 

PGS – TS Đào Mạnh Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Từng là diễn viên, sinh viên khoa Đạo diễn Đại học sân khấu- Điện ảnh Hà Nội, Sinh viên Đại học Sân khấu- Điện ảnh Leningrad Liên Xô,  Nghiên cứu sinh Học viện nghệ Thuật Sain-petersburg  LB Nga và là Giảng viên Đại học SKĐA Hà Nội.

PGS – TS Đào Mạnh Hùng còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu:

-          Đạo đức Phật giáo trong nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam

-          Bản sắc dân tộc trong nghệ thuật sân khấu Việt Nam và sự phát triển

-          Đào tạo nghệ thuật biểu diễn kịch hát truyền thống

-          Nghệ thuật biểu diễn của diễn viên Kịch điện ảnh

 

Báo điện tử Tổ Quốc

Các Tin liên quan

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

replica louis vuitton hobo imitaciones louis vuitton espana cartier love bracelet replica replica gucci shoes louis vuitton tasche gefalscht kaufen louis vuitton messenger bag replica fake bvlgari ring louis vuitton wallet replica Best faux Chanel bags hermes pas cher dior tasche replica van cleef replica gucci replica 1:1 Louis Vuitton Replica replica goyard gucci replica 1:1 replica chanel wallet juste un clou replica chanel imitazioni borse gucci imitazioni louis vuitton messenger bag replica louis vuitton artsy replica louis vuitton denim bag dupe hermes birkin replica imitazioni borse dior cartier bracelet replica chanel sunglasses replica chanel wallet replica louis vuitton backpack replica replica cartier love bracelet replique sac ysl van cleef replica chanel replica hermes birkin replica louboutin pas cher bolsos louis vuitton outlet Replica Gucci Belts replica goyard replique Sac Louis Vuitton chanel replica Louis Vuitton wallet copy replica gucci wallet knock off chanel bags Replica Gucci Belts Louis Vuitton replica chanel replica louis vuitton backpack replica gucci shoes replica fake louis vuitton wallet scarpe louis vuitton imitazioni